Thứ sáu, 26/04/2024 04:00 (GMT+7)

TP.HCM sẽ khám sức khỏe trọn đời cho người dân

Sơn Hà -  Thứ hai, 21/11/2022 16:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây được coi là giải pháp "khám, chăm sóc sức khỏe trọn đời" nhằm can thiệp hiệu quả, giảm chi phí điều trị và góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Dự thảo tờ trình mà Sở Y tế TP.HCM trình UBND TP.HCM mới đây nhận định rằng ở mỗi độ tuổi khác nhau người dân sẽ có các nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau. Do đó, việc xác định nhóm tuổi để lựa chọn loại hình khám sức khỏe phù hợp là điều cần thiết, nhằm phát hiện sớm bệnh lý, điều trị kịp thời và giảm chi phí khám sức khỏe.

Ngành y tế TP.HCM đồng thời đặt chỉ tiêu từ năm 2025 tất cả mọi người dân đều được khám sức khỏe định kỳ tối thiểu một lần/năm.

tm-img-alt
TP.HCM sẽ khám sức khỏe trọn đời cho người dân. (Ảnh minh hoạ)

Người cao tuổi sẽ được ưu tiên khám sức khỏe định kỳ

Trước mắt giai đoạn 2023 - 2025, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) sẽ được ưu tiên khám sức khỏe định kỳ một lần/năm, nâng cao cả chất lượng sống lẫn tuổi thọ cho nhóm người này. Ước tính TP.HCM hiện có khoảng 4 triệu người trên 60 tuổi, chủ yếu mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường và tim mạch.

Ước tính TP.HCM hiện có khoảng 4 triệu người trên 60 tuổi, chủ yếu mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường và tim mạch.

Theo lãnh đạo của Sở Y tế TP.HCM, việc khám cho người cao tuổi rất linh động, có thể ở cơ sở khám chữa bệnh, trạm y tế, khu dân cư hoặc ở ngay tại nhà. Sau đó, bác sĩ phải kết luận tình trạng sức khỏe, cách xử trí ban đầu và nếu phát hiện bệnh cần hướng dẫn người cao tuổi đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Các bệnh nhân này sẽ được lập hồ sơ điện tử và quản lý chăm sóc điều trị trọn đời. Được biết nguồn kinh phí phân bổ cho các quận, huyện và TP thực hiện chương trình khám sức khỏe định kỳ này ước tính trên 500 tỉ đồng.

Người bình thường độ tuổi trên 25 trở đi nên tầm soát sức khỏe

Kế hoạch khám sức khỏe định kỳ, phát hiện và quản lý các bệnh không lây nhiễm gắn với việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử không nằm ngoài mục đích đó. Đây là mục tiêu hàng đầu mà y tế TP.HCM đang hướng tới.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu còn cho biết mọi người dân đều được quản lý chăm sóc sức khỏe, được đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thừa hưởng các dịch vụ y tế.

Mục tiêu tăng cường tầm soát các yếu tố, nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng nhằm phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế gia tăng tỉ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, người tàn tật và tử vong do các bệnh như ung thư, đái tháo đường, tim mạch...

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng men gan, các rối loạn có thể dẫn đến ung thư..., thường diễn tiến phức tạp, biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát tốt. Nếu phát hiện bệnh trễ, việc điều trị cũng trở nên khó khăn, lâu dài và tốn kém hơn.

Tầm soát sức khỏe tổng quát trở nên quan trọng hơn trong việc phát hiện sớm, giải quyết các tình trạng rối loạn âm thầm trong cơ thể. Các chuyên gia y tế cho rằng người bình thường độ tuổi trên 25 trở đi nên tầm soát sức khỏe ít nhất một lần mỗi năm và khuyến cáo hai lần mỗi năm nếu đã hoặc đang điều trị một số bệnh lý mạn tính.

Trong khi đó, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế Công cộng Trường ĐH Y Dược TP.HCM - cho rằng: "Việc khám sức khỏe định kỳ nếu tổ chức khám không tốt khó phát hiện được các bệnh. Do đó thay vì tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho tất cả người dân, theo ông, nên tổ chức khám sàng lọc định kỳ cho những bệnh có thể phát hiện khi sàng lọc.”

PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng dẫn chứng có những nước từng tổ chức chụp X-quang phổi cho tất cả người dân nhưng sau đó ngưng do nhận thấy không hiệu quả. Và hiện nay cả các nước phát triển cũng không có nước nào có thể tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho tất cả người dân.

"Ở quốc gia có nguồn lực thấp như chúng ta cần phải có nghiên cứu về hiệu quả xét nghiệm, tỉ lệ mắc bệnh, chi phí sàng lọc và điều trị sau khi sàng lọc, nguy cơ của sàng lọc... Tuy nhiên theo tôi, chỉ nên bắt đầu bằng sàng lọc rộng rãi cho một số bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư cổ tử cung", PGS.TS.BS Dũng nói.

Ngoài ra có thể áp dụng cho những người có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp, hoặc nhóm quan hệ tình dục đồng giới (chủ yếu nam) nên định kỳ xét nghiệm HIV/AIDS.../.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM sẽ khám sức khỏe trọn đời cho người dân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.