Thứ ba, 23/04/2024 17:44 (GMT+7)

TP.Hồ Chí Minh đang vươn dậy mạnh mẽ trước thềm năm mới

MTĐT -  Thứ năm, 10/02/2022 11:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vượt qua nỗi đau của sự mất mát, thiệt hại, ảnh hưởng rất nặng nề do dịch bệnh gây ra, TP Hồ Chí Minh đang vươn dậy mạnh mẽ trước thềm năm mới...

Trải qua một năm bị thiệt hại, ảnh hưởng rất nặng nề do dịch bệnh gây ra, trong đó thiệt hại về tính mạng con người là không gì bù đắp nổi, TP Hồ Chí Minh đã có những bài học kinh nghiệm quý giá trong đảm bảo sức khỏe, an sinh xã hội cho người dân cũng như trong quản lý, vận hành chính quyền trước những vấn để chưa từng có tiền lệ từ trước đến nay. Vượt qua nỗi đau của sự mất mát, thiệt hại, TP Hồ Chí Minh đang vươn dậy mạnh mẽ trước thềm năm mới...

tm-img-alt
Quá trình phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022 được cho còn nhiều “nút thắt” cần được tháo gỡ để đạt mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững. Ảnh minh họa

Chủ tịch UBND TP Hổ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, để nhanh chóng vực dậy  kinh tế - xã hội, Thành phố bước vào năm 2022 với chủ đề “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”. Để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID - 19, ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, mở cửa dần các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại, TP Hồ Chí Minh đã tập trung củng cố, khắc phục hạn chế, tồn tại của hệ thống y tế, nhất là với y tế cơ sở. Bởi trong khi số lượng nhân viên y tế trên 1 vạn dân của cả nước đạt 7 người, thì TP Hồ Chí Minh đang ở mức thấp nhất khi chỉ có bình quân hơn 2 người, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế cho biết, ngay từ năm 2015, Thành phố đã quyết định hỗ trợ thu nhập cho đội ngũ y tế ở tuyến cơ sở với mức khoảng 1 triệu đồng/người/tháng, song mức này là khá thấp so với mặt bằng chung. “Khi chưa có dịch bệnh, tuyến y tế cơ sở đã có những hạn chế, thời điểm dịch bùng phát, điều này càng bộc lộ rõ”, ông Tăng ChíThượng chia sẻ.

Sở Y tế đã xây dựng đề án với chính sách đảm bảo cuộc sống cho đội ngũ y tế cơ sở thông qua việc hỗ trợ thêm thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Ông Tăng Chí Thượng cho hay, nhằm thu hút đội ngũ bác sỹ trẻ về công tác tại các trạm y tế, Sở Y tế đã thống nhất với Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để đưa bác sỹ mới tổt nghiệp về công tác tại trạm y tế. Theo quy định hiện nay, bác sĩ mới tốt nghiệp phải về bệnh viện thực hành trong vòng 18 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề. Nhưng tới đây, đội ngũ bác sỹ trẻ sẽ về thực hành tại trạm y tế trong 12 tháng, 6 tháng còn lại sẽ thực hành tại bệnh viện. Khi về trạm y tế công tác, bác sỹ trẻ được Thành phố hỗ trợ một phần chi phí với mức 1,5 lần lương tối thiểu. Ông Thượng cho rằng, với chính sách này, mỗi năm Thành phổ sẽ có 500 bác sĩ tăng cường xuống trạm y tế. Trước quy định cứng về định biên là mỗi trạm y tế chỉ có tối thiểu 5 người, tối đa là 10 người, trong khi đó dân số ở nhiều phường, xã của Thành phố đã ở mức trên 100 nghìn nhân khẩu, Sở Y tế đề nghị tăng biên chế cho các trạm y tế ở những phường, xã đông dân lên gấp đôi. Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết ông đã làm việc với Bộ Y tế và được Bộ Y tế thống nhất tăng thêm nhân lực y tế cho những phường, xã đông dân của Thành phố.

Về kinh tế - xã hội, ông  Phan Văn Mãi nhận xét, anh hưởng nặng nề của dịch bệnh đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 3- 2021 giảm đến 25%. Dù vậy, kinh tế - xã hội thành phố cũng đã có những điểm sáng, như tổng thu ngân sách vẫn giữ ở mức 370.483 tỷ đồng, đạt hơn 101% dự toán. Hoạt động tín dụng - ngân hàng duy trì và tăng trưởng ổn định, đóng góp một phần cho tăng thu ngân sách. Lượng kiều hối về thành phố trong năm cũng đạt mức 6,6 tỷ USD, tăng gần 9%... Về tổng thể, kinh tế thành phố vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức Thành phố cẩn đặc biệt quan tâm là điều hành thành phố trong tình hình mới; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông cơ sở dữ liệu trong hoạt động, vận hành thành phố; tìm ra những động lực mới cho tăng trưởng của thành phố trong những năm sắp tới. Vì vậy, chặng đường phục hồi kinh tế phía trước sẽ còn gặp nhiều trở ngại nếu không có hệ thống các giải pháp đồng bộ, với tầm nhìn dài hạn và triển khai linh hoạt, kịp thời, phù hợp trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi tin rằng, với nền tảng hạ tầng kinh tế và lực lượng doanh nghiệp hiện có, cùng với truyền thống sự năng động, sáng tạo vốn có, nếu có môi trường kinh doanh thuận lợi; có sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của Nhà nước về tài chính, tín dụng... thì việc phục hồi nhanh kinh tế Thành phố là điều có thể làm được. “Đưa TP Hồ Chí Minh trở lại vị trí, vai trò đầu tàu tăng trưởng kinh tế của khu vực phía Nam và cả nước là nhiệm vụ hàng đầu của TP Hổ Chí Minh trong năm tới” Chủ tịch Phan Văn Mãi bày tỏ sự quyết tâm.

tm-img-alt
Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng, quá trình phục hồi kinh tế năm 2022 sẽ gặp không ít thách thức và nhiều điểm nghẽn, nút thắt cần được giải quyết - Ảnh minh họa

Nói về vấn để thích ứng an toàn với dịch bệnh trong buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố với Kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức vào dịp cuối năm, GS Hà Tôn Vinh, chuyên gia tài chính quốc tế tại Hoa Kỳ góp ý, cùng với việc tiêm vaccine cho người dân, TP Hồ Chí Minh cũng nên cung cấp các loại thuốc đặc trị COVID-19 cho người có nhu cầu. “Một đồng đầu tư cho thuốc đặc trị sẽ giúp tiết kiệm được 10 đồng chi phí điều trị bằng ngân sách. Việc cấp thuốc cho người dân còn giúp, các bệnh viện, cơ sở y tế tránh khỏi tình trạng quá tải” GS Hà Tôn Vinh lưu ý.

Ở góc độ kinh tế, GS TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Singapore cho rằng, chiến lược phát triển bển  vững trong thời đại số sẽ là bước đi đầu tiên, mang tính quyết định để Thành phố khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Thành phố cũng cần xem xét phương án xúc tiến cùng 6 tỉnh, thành lân cận là Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tầu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh để hình thành khu kinh tế cộng hưởng. Một vấn đề quan trọng khác là nhanh chóng đưa TP Thủ Đức trở thành đặc khu tri thức, là nơi thu hút tinh hoa, kiến thức nhân loại và tạo nền tảng tương tác để các chuyên gia đóng góp tâm huyết và góp sức cho sự phát triển.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, Trường Đại học Fulbringht Việt Nam góp ý, để kinh tế Thành phố và cả nước phục hồi mạnh trong năm 2022, chính sách tiển tệ cần tiếp tục được đặt trong trạng thái hỗ trợ kinh tế; đảm bảo thanh khoản dồi dào. Chính sách tài khóa tiếp tục đặt trong bối cảnh kích cầu tăng trưởng và đẩy mạnh chương trình đầu tư công trung hạn. Để giữ ổn định sản xuất, doanh nghiệp và chính quyền các địa phương cần thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc không tiếp xúc trực tiếp giữa các tổ, dây chuyền sản xuất. Ca dương tính xuất hiện ở khâu nào thì chỉ khoanh vùng, xử lý ở khâu đó, không đóng cửa cả doanh nghiệp. Giữ được tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng ở mức thấp để hệ thống y tế không quá tải sẽ giúp các địa phương có thể mở cửa một cách bền vững ngay sau Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương cần tạo cơ chế thông thoáng cho hoạt động vận tải, logisucs.

Về chính sách kinh tế, Nhà nước cần đảm bảo đủ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng; không tăng lãi suất trong điều kiện lạm phát được kiểm soát. Ngoài ra, cần có các gói phục hồi kinh tế và kích cầu trong chính sách tài khóa cũng như tập trung cho chương trình đầu tư công trung hạn như xây dựng hệ thống cao tốc, đường sắt, hạ tầng đô thị... nhưng để đưa kinh tế TP Hồ Chí Minh trở lại với nhịp tăng trưởng nhanh trước đây, bên cạnh việc tập trung khai thác nguồn lực, lợi thế của Thành phố, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, trước hết Thành phố cần giữ vững được thành quả phòng, chống dịch thời gian qua và đẩy lùi được dịch bệnh. Khi đã coi COVID-19 là một loại bệnh đặc hữu như cúm mùa, thì cần tập trung vào mục tiêu giảm số người chuyển nặng, tử vong do dịch bệnh. Để thực hiện mục tiêu này, cần “cá nhân hóa” mạnh hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh và tổ chức tốt hơn nữa khâu điều trị bệnh nhân nặng.

Sát cánh, sẻ chia cùng doanh nghiệp

Ba mùa xuân đi xuyên qua đại dịch, từ những khó khăn ban đầu, cả đất nước cùng nền kinh tế đang thích ứng, linh hoạt chuyển đổi để bước sang trạng thái bình thường mới. Trong hành trình vượt qua chặng đường đầy thử thách đó, Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành, cơ quan đã luôn sát cánh với doang nghiệp (DN), người dân, cùng nhau chống trụ và vươn lên mạnh mẽ.

Đồng hành, hỗ trợ, coi doanh nghiệp là đối tác

Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, bên cạnh việc hỗ trợ y tế, Chính phủ đã rất coi trọng việc hỗ trợ cho các DN, người lao động và người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều cuộc gặp đại diện các DN cả trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài để nắm bắt tình hình, kiến nghị của DN và đưa ra giải pháp hổ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN trên tinh thần “càng khó khăn, càng phức tạp, thì càng phải đoàn kết, càng dân chủ, lắng nghe ý kiến của nhau để vượt qua khó khăn, thách thức”.

Cụ thể, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ DN; trong đó có Nghị quyết số 86/NQ-CP và Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19; Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp... Ngoài ra còn có nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ DN theo các Nghị quyết khác của Chính phủ như: chính sách về thực hiện linh hoạt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; các nghị quyết về giảm tiền điện, cước viễn thông; tạo “luồng xanh” lưu thông hàng hóa; về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động; chính sách giảm thuế thu nhập DN và các chính sách tài khóa khác; chính sách hỗ trợ DN, đặc biệt DN nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh.

Là cơ quan trực tiếp thực hiện các biện pháp hỗ trợ DN, ông Vũ Xuân Bách, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, các biện pháp hỗ trợ về thuế phí đã giúp cho DN giảm được gánh nặng tài chính để tạo đà vượt qua khó khăn. Chỉ tính riêng trong năm 2021, tổng các giải pháp thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã được ban hành, thực hiện hỗ trợ cho DN, người dân với số tiền gần 140 nghìn tỷ đồng. Tương tự, số liệu công bố từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ ngày 23/1/2020 đến tháng 10/2021 đạt khoảng 550.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,9 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ gần 3,79 triệu tỷ đồng; thực hiện cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến nay đạt trên 7 triệu tỷ đồng cho hơn 1,2 triệu khách hàng; mặt bằng lãi suất vay giảm khoảng 1,66%/năm so với trước dịch.

Không nói có mà không làm “5 thật là” "nghĩ thật nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân và DN được thụ hưởng thành quả thật. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động xử lý, trên tinh thần áp dụng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình cụ thể. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương, bộ, ngành khẩn trương xây dựng kịch bản “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch C0VID-19” có sự tham gia ý kiến của DN. Đặc biệt, tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu cho DN; tiếp thu những phản ánh, kiến nghị của các DN để tiếp tục xử lý theo thẩm quyền trên quan điểm “lợi ích thì hài hòa; rủi ro thì chia sẻ”.

Với những nỗ lực sẻ chia và đồng hành, bức tranh kinh tế đã có nhiều gam màu tươi sáng sau một thời kỳ dài ảm đạm, xám xịt. Sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch C0VID-19, “nền kinh tế đã chứng kiến sự phục hồi trong các hoạt động sản xuất-kinh doanh. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, số DN đăng ký thành lập mới trong tháng 11 đã tăng khả quan hơn so với tháng 10, cả về số DN (tăng gần 7%), vốn đăng ký (tăng 38%) và số lao động (tăng 30%). Bên cạnh đó, các DN quay trở lại hoạt động trong tháng cũng tăng 15% so với tháng trước. Cùng với đó, mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% được đảm bảo, dự kiến khoảng 1,9%. “Đây là dấu ấn trong công tác điều hành của Chính phủ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh tới kinh tế - xã hội trong nước”- ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nhấn mạnh.

Đã làm tốt rồi, hãy làm tốt hơn nữa

Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu, việc đồng hành với DN vẫn còn nhiều điều cần phải rút kinh nghiệm để thay đổi và làm tốt hơn nữa. ông Phan Đức Hiếu - Đại biểu Quốc hội khóa XV, ủy viên Thường trực ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, thời gian qua, dù chúng ta đã làm tốt rồi, đã đồng hành với DN, nhưng liệu có thể làm tốt hơn không?  “Thay vì đi song song với DN, hãy đi trước để tạo dư địa, tạo cơ hội cho DN.Và thay vì tham chiếu với những kết quả thực tế, hãy so sánh với kỳ vọng của DN để xem mình có thể làm tốt hơn không?” ông Hiếu đặt vấn đề và nhấn mạnh rằng, việc cải cách không phải chỉ trên văn bản, mà phải là sự hưởng lợi của DN người dân - đây là thước đo quan trọng và chính xác nhất. Vì thế, cần phải có các cuộc khảo sát từ DN để có biện pháp khắc phục những vướng mắc, tồn tại.

Cùng quan điểm nhưng phân tích trên cơ sở các chính sách tài khóa,TS Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội khóa XV cho rằng, thời gian qua, chính sách tài khóa tiền tệ có vai trò trung tâm, nhưng chủ yếu là nhằm giải quyết khó khăn trong ngắn hạn, mà chưa có tác động đến chính sách tiêu dùng, đến tổng cung, tổng cầu, để có thể hỗ trợ phát triển thị trường trong nước, tác động tới chuỗi cung ứng cũng như thị trường lao động. “Mặc dù đạt kết quả tốt, nhưng việc triển khai chính sách chậm, giải ngân còn thấp. Đầu tư công là điển hình: có tiền mà không tiêu được, chúng ta đang lãng phí nguồn lực rất lớn, mà thực ra nếu làm tốt, có thể tạo ra chuỗi lan tỏa, nuôi dưỡng để phát triển kinh tế” ông Lộc nói. Vị chuyên gia này để nghị cần có sự khắc phục trong quá trình phục hồi nền kinh tế.

Cần phải điều chỉnh theo hướng tổng thể, để hỗ trợ  với quy mô đủ lớn, phù hợp với tình hình thực tế. “Vừa rồi chính sách của chúng ta tương đối rời rạc, hiệu quả chưa cao. Bộ Tài chính nắm ngân sách quốc gia cần là “chủ công” trong việc này. Cần có chính sách đặc biệt dành cho DN tiềm năng. Nền kinh tế chúng ta đang lỡ nhịp với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, nên chúng

Nhìn lại chặng đường nhân loại sống chung với Covid-19

Năm 2021 là năm thứ hai đại dịch COVID-19 hoành hành, thế giới đối mặt với những làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng hơn,  gây nhiều tổn thất hơn khi một loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2  xuất hiện. Với sự giúp sức của “vũ khí  hữu hiệu” vaccine, nhiều nước đã từng bước tìm cách thích ứng an toàn, linh hoạt để vừa kiềm chế dịch, vừa mở cửa trở lại, khôi phục kinh tế-xã hội, qua đó đưa cuộc sống về trạng thái “bình thường mới”.

Thích ứng an toàn, linh hoạt

Sau khi mô hình chống dịch “Zero COVID” đã không còn phát huy tác dụng khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, biến thể này chưa suy yếu thì đã có biến thể khác dễ lây lan hơn xuất hiện, khiến dịch bệnh ngày càng phức tạp, khó lường, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 và các nước đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng đại trà đã tạo động lực để hàng loạt quốc gia chuyển hướng coỉ COVID-19 là “pandemic” (đại dịch) sang “endemic” (bệnh, đặc hữu). Điểu này có nghĩa thay vì nỗ lực “quét sạch” COVID-19, các nước điểu chỉnh sang mô hình “sống chung an toàn” vừa kiểm soát các đợt bùng phát dịch, vừa mở cửa trở lại nền kinh tế và khôi phục cuộc sống bình thường. Mô hình mở cửa dần dần, từng bước và có cân nhắc cẩn trọng được áp dụng khá rộng rãi. Các nước không mở cửa hoàn toàn ngay lập tức mà chia theo từng giai đoạn, hoặc phân chia khu vực dân cư theo “bản đổ sắc màu” dựa trên tình hình dịch bệnh, chỉ cho phép những người đã hoàn thành tiêm chủng hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng, hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính được tự do đi lại, tham gia các hoạt động công cộng.

Bóng đá châu Âu EURO 2020 tại 19 thành phố của châu Âu và giải vô dịch bóng đá Nam Mỹ Copa America 2021 tại Brazil.

Chìa khóa để hướng tới cuộc sống “bình thường mới”

Nếu vaccine, thuốc điều trị và ý thức của người dân là điểu kiện tiên quyết để các nước có thể chuyển hướng sang thích ứng an toàn, linh hoạt với COVID-19, thì công bằng vaccine Và thuốc điều trị là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo hiệu quả của mô hình "sống chung" vừa phòng, chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, dần đưa cuộc sống trở lại trạng , thái "bình thường mới". Đoàn kết toàn cầu vì công bằng vaccine COVID-19, để cả thế giới, được tiêm vaccine" là mục tiêu được Liên hợp quốc (LHQ) nhấn mạnh trong chiến dịch "Only Together". Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres thì khẳng định "Không nước nào có thể vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19 một cách đơn độc". Chỉ có cùng nhau hành động phối hợp trên quy mô toàn cầu nhằm bảo đảm tất cả mọi người đều được tiếp cận vaccine, thế giới mới có thể quay trở lại thực hiện những điều “mà chúng ta yêu thích được làm cùng nhau, đó là những bữa ăn, những cái ôm, cùng đi tới trường và tới nơi làm việc” trong cuộc sống “bình thường”.

Một trong những dấu ấn của chiến lược "sống chung an toàn" là việc các nước mở cửa lại biên giới khôi phục hoạt động du lịch thông qua các mô hình "bong bong du lịch" hay "hành lang du lịch" Sau nhiều tháng đóng cửa vì dịch bệnh, người dân tại nhiều các khu du lịch nổi tiếng thế giới đã chào đón những vị khách quốc tế đầu tiên.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đã có thể mở cửa trở lại trường học nhờ việc thúc đẩy tiêm chủng cho các nhóm đối tượng, từ cha mẹ giáo viên, nhân viên trường học cho đến học sinh. Không khí sôi động trên các sân bóng, các lễ trao giải điện ảnh, âm nhạc lộng lẫy cũng được xem là minh chứng cho thấy thế giới đã thích nghi với cuộc sống "bình thường mới".

Sau 1 năm bị hoãn vì COVID-19, Thế vận hội mùa Hè Olympic 2020 và Thế vận hội thể thao người khuyểt tật Paralympic 2020 đã được tổ chức tại Nhật Bản từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9/2021.

Trong tháng 6 và tháng 7 cũng đã diễn giải thường mới". LHQ và WHO đã kêu gọi thúc đẩy phân phổi công bằng, các nước giàu hơn chia sẻ lượng vaccine còn dư để hỗ trợ công tác tiêm chủng ở các nước thu nhập thấp. WHO cũng đang cân nhắc mở rộng danh sách "ứng cử viên tiềm tàng"cho cơ chế COVAX. Chia sẻ nỗ lực với WHO, Ngân hàng Thế giới (WB), nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế (G7), EU, Mỹ… đã cam kết bảo trợ  những khoản tiêm khổng lồ và cung cấp vaccine cho WHO mỗi ngày; 56,4% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó hơn 44% đã tiêm đủ liều. Với mục tiêu tăng độ bao phủ vaccine càng nhiều càng tốt, các nước cũng dần mở rộng đối tượng được tiêm. Từ chỗ chỉ những người trưởng thành đủ điều kiện tiêm vaccine, ngày càng nhiều nước triển khai tiêm cho nhóm dưới 18 tuổi, với mục tiêu sớm mở cửa lại trường học Việc tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi được tiến hành thận trọng, hạ dần tuổi được phép tiêm vaccine, ban đầu là nhóm 12-17 tuổi.

Bên cạnh đó, việc phát triển các dạng vaccine mới bên cạnh vaccine tiêm truyền thống cũng được đẩy mạnh. Những  hình thức vaccine mới không chỉ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhiều đối tượng, mà còn khắc phục những vấn đề trong sản xuất. Các loại vaccine mới sẽ không cần đến bơm kim 1 tiêm truyền thống, góp phần giải quyết vấn để thiếu hụt tới 2  tỷ ống tiêm để phục vụ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vào năm 2022, nhất là ở những nước nghèo. Hơn nữa, các loại vaccine tiềm tàng này có thể dễ dàng bảo quản hơn, không đòi hỏi lưu trữ ở nhiệt độ rất thấp như đối với vaccine công nghệ mRNA, điều có ý nghĩa lớn đối với các quốc gia nghèo, khó tiếp cận các thiết bị công nghệ cao. Mục tiêu của các nhà nghiên cứu là bào chế được loại vaccine giá thành rẻ và nguồn cung bền vững, giúp các nước nghèo có nhiều sự lựa chọn hơn.

Thay đổi để phù hợp

Có thể nói rằng đại dịch đã định hình lại cách thức làm việc, giao tiếp và sinh hoạt của con người. Công nghệ trở thành trụ cột, tạo điểu kiện thúc đẩy trạng bình thường mới, trong khi xu thế tiêu dùng, lao động của con người đã thay đổi cho phù hợp tình hình mới. Nhờ sự phát triển của công nghệ, trong bối cảnh COVID-19 đã làm gián đoạn, đình trệ nhiều lĩnh vực của cuộc sống, thế giới đã nhanh chóng tìm ra những phương thức mới để hoạt động xã hột nền kinh tế tiếp tục vận hành, mở cửa trở lại. "Trực tuyến" trở thành hình thức hoạt động chủ đạo, thương mại điện tử tăng chóng mặt, trong khi nền tảng số trở thành không gian giao tiếp chính. Với sự hỗ trợ hiệu quả của công nghệ, giờ đây mỗi ngôi nhà đều có thể trở thành văn phòng làm việc hay lớp học.

Phương thức làm việc tại nhiều ngành cũng thay đổi. Giới chuyên gia cho rằng về lâu dài, để thích ứng với "bình thường mới; cách tiếp cận năng động và linh hoạt hơn đối công việc sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng cũng thay đổi. Tiết kiệm trở thành một thói quen tiêu dùng mới. Đây được xem là xu thế tiêu dùng "xanh" Không riêng gì đại dịch COVID-19, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen tiêu dùng luôn thay đổi trong những giai đoạn khủng hoảng.

Tất cả những thay đổi trên đểu gắn liền với sự thay đổi về nhận thức và tư duy, đó cũng là yếu tố quyết định. Một trong nhũng ví dụ điển hình về sự thay đổi tư duy, nhận thức dẫn tới thay đổi về hành vi khi con người sống chung với COVID-19 là vấn đề đeo khẩu trang. Đây là mọt sự thay đổi mạnh mẽ nếu nhớ lại thời điểm đầu năm ngoái, khi dịch COVID-19 mới bùng phát, nhiều người gốc Á ở Mỹ hay một số nước châu Âu từng là nạn nhân phải hứng chịu những ánh nhìn kỳ thị thậm chí bị hành hung khi ra đường đeo khẩu trang. Giờ đây, sau 2 năm chống dịch, việc đeo khẩu trang nơi công cộng thậm chí trở thành “bình thường mới”.

Có thể thấy rằng môi trường thói quen, hoạt động và mối quan hệ của con người đểu đang thay đổi để phù hợp với tình hình mới, khi nhiều nước đã chuyển sang “sống chung an toàn với COVID-19” Thay đổi để thích ứng với những “bình thường mới” đang định hình đã trở thành xu thế chung, trong đó, việc mỗi người tự thích ứng tự thích nghi là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất, bởi để chính là hành động chủ động để bảo vệ bản thân, cộng đồng và xã hội.

PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển
Nguyên giám đốc Sở KHCN – MT Hà Nội

Tài liệu tham khảo:
1. Đức Thắng “Vượt qua khó khăn, vươn lên mạnh mẽ”. Báo Công an Nhân dân, số Tết Nhâm Dần.
2. Hà An “Sát cánh chia sẻ cùng doanh nghiệp”. Tạp chí Công an số Tết Nhâm Dần.
3. Khổng Hà “Nhìn lại chặng đường nhân loại sống chung dịch Covid-19”. Tạp chí Công an số Tết Nhâm Dần.

Bạn đang đọc bài viết TP.Hồ Chí Minh đang vươn dậy mạnh mẽ trước thềm năm mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới