Thứ sáu, 29/03/2024 15:16 (GMT+7)

Trách nhiệm chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ -  Thứ hai, 24/05/2021 08:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chất thải nguy hại có tính chất nguy hiểm, nếu quản lý không tốt sẽ gây nên những tác hại khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.

Sau vụ việc đổ dầu thải gây “cuộc khủng hoảng” nước sạch sông Đà vừa qua, dư luận lại nóng lên câu chuyện quản lý chất thải nguy hại. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo với không chỉ cơ quan, doanh nghiệp mà ngay cả người dân khi không thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý chất thải nguy hại một cách có trách nhiệm, đúng quy định của pháp luật.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, Nguyên Giám đốc Sở KHCN và Môi trường Hà Nội, hầu hết tất cả các ngành nghề đều phát sinh chất thải nguy hại (CTNH). Các loại CTNH này phát sinh trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, y tế, nông nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng… Chủng loại CTNH phát sinh gồm các loại dầu thải, bóng đèn huỳnh quang thải, pin ắc quy thải, chất thải trong ngành y tế, vỏ bao bì các loại bám dính CTNH, giẻ lau bám dính dầu chất thải, bùn thải từ máy móc và hệ thống xử lý nước thải, thuốc diệt trừ các loài gây hại.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, với tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá và gia tăng dân số như hiện nay thì lượng CTR phát sinh sẽ ngày càng tăng cả về khối lượng lẫn thành phần. Do vậy, công tác quản lý CTR sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Nguy hiểm hơn,  vấn đề CTR phát sinh từ các từ các cơ sở y tế nếu không có giải pháp kịp thời, khoa học sẽ trở thành mối đe dọa đến cuộc sống người dân. Nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây nhiễm nguồn bệnh từ các thành phần của CTR y tế nguy hại chứa các vi sinh vật, chất phóng xạ, hóa chất, kim loại nặng và các chất độc gây đột biến tế bào, ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.
Hiện nay, các nguồn gây ô nhiễm chính tại các đô thị, khu công nghiệp là ô nhiễm do nước thải, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm không khí, ô nhiễm do chất thải rắn. Trong đó, lượng rác thải sinh hoạt ở thành phố rất lớn, trung bình mỗi ngày phát sinh gần 7.500 tấn. Lượng rác thải phát sinh chủ yếu được thu gom và đưa về chôn lấp chiếm 76%, còn lại là rác tái chế hoặc xử lý bằng biện pháp đốt điện.
Bởi vậy, việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn và nguy hại ở các doanh nghiệp, các khu công nghiệp từ chủ nguồn thải đến người thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý cần được theo dõi chặt chẽ, để chất thải công nghiệp được đưa đi xử lý triệt để nhằm bảo vệ môi trường.
Đồng thời, các hoạt động này cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ để giải quyết bài toán rác thải, nước thải. Cần quy hoạch hệ thống hạ tầng kĩ thuật đồng bộ và phù hợp với quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, xây dựng chiến lược ngành, phát triển khung pháp lí; tiến hành đánh giá và điều chỉnh mức phí nước thải cho phù hợp.
Theo Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường ,Tổng cục Môi trường, để giải quyết tốt vấn đề xử lý chất thải, phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, sớm ban hành các quy định cụ thể liên quan tới quản lý đối với chất thải y tế thông thường theo cách phù hợp để vừa đạt được mục đích quản lý, đồng thời không hạn chế về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường năng lực cho các đơn vị xử lý chất thải nguy hại nói chung và chất thải y tế nói riêng.
PGS.TS Nguyễn Đức Khiển đề nghị ,cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm của các chủ nguồn thải CTNH; tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý CTNH đối với các chủ nguồn thải, trong đó ngành công an và ngành tài nguyên và môi trường đã thực hiện nhiều đợt  thanh, kiểm tra chuyên đề về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...
Thông qua công tác thanh, kiểm tra đã nhắc nhở, chấn chỉnh  những biểu hiện, hành vi chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như: Chất thải nguy hại chưa được thu gom, bảo quản lưu giữ theo đúng quy định; chưa thực hiện lập báo cáo định kỳ hàng năm hoặc lập báo cáo chưa đúng theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; đồng thời, hướng dẫn và đôn đốc các chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý CTNH; 
Văn bản hợp nhất số 09/VBHNBTNMT ngày 25/10/2019 về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tư số 25/2019/TTBTNMT ngày 31/12/2019 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Tới đây, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 cũng đã quy định rất rõ về trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại. Cụ thể, theo điều 85 quy định:
1. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật này.
2. Thu gom, vận chuyển, tiếp nhận, xử lý số lượng, loại chất thải nguy hại theo đúng nội dung giấy phép môi trường được cấp.
3. Bảo đảm hệ thống, phương tiện, thiết bị lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.
4. Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động mà không có khả năng xử lý.
5. Đăng ký với cơ quan cấp phép môi trường theo thẩm quyền để được chấp thuận khi có nhu cầu liên kết vận chuyển chất thải nguy hại không có trong giấy phép môi trường của mình cho chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại khác có chức năng phù hợp theo quy định của Chính phủ.
6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định.
7. Công khai, cung cấp thông tin về loại, số lượng chất thải nguy hại thu gom, xử lý, phương pháp xử lý; thông tin về tên, địa chỉ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được thu gom, xử lý và các thông tin về môi trường khác cần phải công khai, cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 114 của Luật này.
Bạn đang đọc bài viết Trách nhiệm chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.