Thứ sáu, 29/03/2024 14:18 (GMT+7)

Tranh chấp liên quan QSDĐ có buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện?

MTĐT -  Thứ hai, 22/10/2018 16:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thủ tục bắt buộc và là điều kiện để tòa thụ lý hồ sơ khởi kiện?

Hỏi:

Tháng 11/2017 thì bố tôi qua đời, di sản mà ông để lại là một căn nhà trên diện tích đất 203 m2 tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Sau khi lo ma chay xong cho ông thì gia đình tôi có xảy ra tranh chấp về thừa kế liên quan tới ngôi nhà và mảnh đất mà ông để lại. Tuy nhiên, khi nộp đơn khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện do chưa thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND phường. Xin hỏi việc hòa giải tại UBND phường có phải là thủ tục bắt buộc và là điều kiện để tòa thụ lý hồ sơ khởi kiện không?

(Chị Nguyễn Thương Thương -Thanh Xuân, Hà Nội)

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

          Theo thông tin bạn cung cấp và quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì trường hợp của bạn chúng tôi xác định căn cứ để Tòa án trả lại đơn khởi kiện thuộc trường hợp Điểm b, Khoản 1, Điều 192 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015:

Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện

  1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
  2. b) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật”.

          Tuy nhiên, việc Tòa án viện dẫn để trả lại đơn khởi kiện của bạn thì cần phải xem xét các vấn đề sau: Thứ nhất, cần xem xét có yếu tố thừa kế ở đây hay không; Thứ hai, để xác định tranh chấp của bạn là loại tranh chấp gì thì cần xem xét đánh giá một cách kĩ lưỡng bản chất tranh chấp. Nhưng theo chúng tôi thì rõ ràng tranh chấp mà bạn đang yêu cầu là tranh chấp về thừa kế của cha bạn liên quan đến quyền sử dụng đất, do đó việc viện dẫn căn cứ “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật” với lý do chưa thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND phường là không đúng quy định của pháp luật, bởi căn cứ vào quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị quyết số: 04/2017/NQ-HĐTP, ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có quy định như sau:

Điều 3. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.

          Do đó, việc trả lại hồ sơ khởi kiện với lý do chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật của Tòa án là không đúng. Bạn có thể tiếp tục đến Tòa án nộp đơn khởi kiện và trường hợp nếu họ từ chối thì giải thích, viện dẫn, phân tích cho họ về trường hợp của gia đình mình theo quy định của pháp luật thì không cần phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND phường vẫn có thể khởi kiện ra Tòa án theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị quyết số: 04/2017/NQ-HĐTP, ngày 05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật gia: Lê Minh
Địa chỉ: Số 184, đường 19/5, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Hotline: 0961.272.396/Email:[email protected]; [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Tranh chấp liên quan QSDĐ có buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.