Thứ ba, 16/04/2024 23:21 (GMT+7)

Trẻ em có thể bị lây nhiễm COVID-19 từ người lớn đã tiêm vắc xin

MTĐT -  Thứ sáu, 24/09/2021 08:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sự giao tiếp của người lớn đã khiến trẻ em - chưa được bảo vệ bằng vắc xin - trở thành nhóm dễ tổn thương hơn cả.

Trên toàn cầu, nhóm người chưa tiêm vắc xin ngừa COVID-19 nhiều nhất là trẻ em, nhất là trẻ dưới 12 tuổi vì chưa có vắc xin cho nhóm này. Sự giao tiếp của người lớn đã khiến trẻ em - chưa được bảo vệ bằng vắc xin - trở thành nhóm dễ tổn thương hơn cả. Các em bị lây bệnh từ chính những người thân của mình, kể cả người đã chích ngừa.

Ngay tại Mỹ, dù trẻ từ 12 - 15 tuổi đã có thể tiêm vắc xin của Pfizer, theo trang Wired, chỉ 1/3 trẻ trong độ tuổi này đã tiêm đủ liều.

Báo cáo mới nhất của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, tính đến ngày 26-8, nước Mỹ ghi nhận gần 4,8 triệu ca mắc COVID-19 ở trẻ em. Tính từ đầu dịch, cứ 100.000 trẻ em Mỹ lại có 6.374 ca mắc COVID-19, dữ liệu tính tới 26-8.

Dữ liệu thực tế cũng cho thấy 22,4% (180.000 người) trong số các ca bệnh COVID-19 được ghi nhận tại Mỹ trong tuần thứ 3 của tháng 8 là trẻ em, cao hơn hẳn so với mức 14% số ca bệnh trẻ em tính từ khi đại dịch xảy ra ở Mỹ.

Còn tại Indonesia, theo Đài Sky News, có ít nhất 1.272 trẻ em tử vong do COVID-19. Dữ liệu Bộ Y tế Indonesia công bố ngày 24-8 cho thấy trẻ dưới 18 tuổi chiếm khoảng 1% số ca tử vong, cao hơn tỉ lệ trung bình 0,3% trên toàn cầu mà Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã ghi nhận từ 79 quốc gia.

Ông Agus Susanto, bác sĩ nhi khoa tại một bệnh viện ở thủ đô Jakarta, giải thích: các quy trình chăm sóc sức khỏe rất khó áp dụng cho trẻ em; thứ hai, trẻ khó sử dụng khẩu trang. 

Còn theo Hãng tin AFP, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, chăm sóc sức khỏe không đầy đủ và tỉ lệ tiêm vắc xin thấp nằm trong số các nguyên nhân khiến nhiều trẻ em mắc COVID-19 và tử vong ở Indonesia. Đã có hơn nửa triệu trẻ em Indonesia mắc COVID-19 tính từ đầu đại dịch tới nay. Nhưng giới quan sát cho rằng con số thật sự có thể cao hơn nhiều.

Trong bối cảnh năm học mới bắt đầu tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, số trẻ em mắc COVID-19 đã tăng lên. Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), chỉ trong 1 tuần từ ngày 20 đến 26-8, Mỹ đã ghi nhận thêm khoảng 204.000 trẻ em mắc COVID-19 và trung bình 330 trẻ em mắc COVID-19 nhập viện mỗi ngày.

Ngày 3/9/2021, CDC Mỹ cho biết nghiên cứu của họ cho thấy biến thể Delta có thể lây lan nhanh chóng tại các trường học khi các giáo viên, nhân viên vẫn chưa tiêm vắc xin COVID-19 tiếp xúc gần và trong không gian kín với những trẻ chưa tiêm vắc xin.

Theo báo New York Times, đến nay có 53% dân số Mỹ (mọi lứa tuổi) đã tiêm đầy đủ liều vắc xin COVID-19 và 62% đã tiêm ít nhất một liều.

tm-img-alt

Theo con số thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng sáng 21/9, đến thời điểm này, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 của cả nước đã đạt 35.148.598 liều. Con số này cho thấy trong 7 ngày (từ 14-20/9), số mũi tiêm trên cả nước đạt 4.705.927 (30.442.671/35.148.598); bình quân 1 ngày đạt hơn 672.000 mũi tiêm.

Theo Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam đã nhận được khoảng 50 triệu liều vaccine phòng COVID-19 từ nhiều nguồn khác nhau và đã phân bổ số vaccine này theo 45 đợt.

Để có thêm nguồn vaccine đáp ứng nhu cầu phòng chống COVID-19, ngày 17/9, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc sử dụng nguồn Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine của Pfizer.

Tiếp đó, ngày 20/9, Chính phủ ra Nghị quyết về việc mua vaccine Abdala do Cuba sản xuất.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng 8 loại vaccine phòng COVID-19, gồm: AstraZeneca, SputnikV, Janssen (Johnson & Johnson), Moderna, Pfizer-BioNTech, Vero Cell (Sinopharm), Hayat-Vax và Abdala.

Tại Khánh Hòa, tính đến 17h ngày 21/9, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 764.650 liều, trong đó tiêm  mũi 1 là 725.721 đối tượng, tiêm mũi 2 là 81.814 đối tượng. Tỷ lệ tiêm vắc xin trên tổng số vắc xin thực nhận là 93.2%. (764.650/819.798 liều).

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Trẻ em có thể bị lây nhiễm COVID-19 từ người lớn đã tiêm vắc xin. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.
Gợi ý 4 nhóm thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày rất cần đến sự có mặt đầy đủ của 4 nhóm thực phẩm thiết yếu. Vậy 4 nhóm đó là gì, có vai trò ra sao đối với sức khỏe và nên bổ sung như thế nào, những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin cần thiết.
Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người
Sau nhiều năm vắng bóng, cúm gia cầm xuất hiện rải rác tại một số địa phương. Đặc biệt, thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho căn bệnh này phát triển.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.