Thứ tư, 24/04/2024 22:10 (GMT+7)

Triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022

MTĐT -  Thứ tư, 15/09/2021 11:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 14/9/2021, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 vùng trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.

Đồng chí Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

tm-img-alt
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Internet

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu một số vấn đề mà các địa phương cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022.

Các địa phương đánh giá toàn diện, phân tích các mặt được, chưa được và làm rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan và các giải pháp đối với tình hình triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư 8 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2021. Trong đó, đánh giá rõ việc dự kiến kết quả thực hiện chỉ tiêu GRDP (chỉ tiêu đánh giá về phát triển của các hoạt động sản xuất tại địa phương) của các địa phương trong năm 2021.

Các địa phương kiến nghị các giải pháp đúng, chia sẻ cách làm hay để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và triển khai kế hoạch đầu tư công trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, đặc biệt là công tác giải ngân trong 9 tháng đầu năm và những tháng cuối năm 2021 trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về công tác giải ngân vừa qua. 

Dự kiến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022. Trong đó, cần tập trung về công tác dự báo, đánh giá, phân tích tình hình, bối cảnh “bình thường mới”, nêu bật những vấn đề khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, giải đáp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ;

Các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến từng lĩnh vực tại địa phương như về quy hoạch, đầu tư công, khắc phục các tác động của dịch bệnh COVID-19, các vấn đề về doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh, an sinh xã hội…

Các địa phương nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 đảm bảo triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương và vùng.

Đối với công tác quy hoạch, các địa phương nêu thêm các khó khăn, vướng mắc; đồng thời kiến nghị đề xuất đối với việc triển khai công tác quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và các quy hoạch có liên quan.

Quán triệt Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 20.5.2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó đặc biệt chú trọng 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ghi nhận và đánh giá cao những kết quả về phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công mà vùng trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng đã đạt được trong những tháng đầu năm 2021.

Bộ trưởng nhấn mạnh: Dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục kéo dài đang đặt ra nhiều thách thức, gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội thời gian còn lại của năm 2021 và cả năm 2022. Vì vậy, trước mắt các địa phương cần tiếp tục quyết liệt phòng chống dịch COVID-19, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân. Đồng thời, phải có giải pháp thúc đẩy về giải ngân đầu tư công và phục hồi kinh tế nhanh trong bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài để không bị đứt gãy trong sản xuất.

Bộ trưởng đề nghị, các địa phương khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 thì phải bám sát mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra. Song song với đó là cơ cấu lại nền kinh tế để nâng cao tính chống chịu trong mọi tình huống và nắm bắt xu thế phục hồi của các nền kinh tế lớn trên thế giới để dự báo, xây dựng kế hoạch sát thực tế của địa phương, coi nội lực là yếu tố cơ bản, chiến lược lâu dài và ngoại lực là điểm bứt phá để phát triển.

Cần tận dụng được các tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương và hạn chế việc triệt tiêu động lực của các địa phương với nhau, vấn đề liên kết vùng, quy hoạch vùng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các địa phương.

Cùng với đó, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 đảm bảo triển khai ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương và vùng.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.