Thứ sáu, 26/04/2024 00:51 (GMT+7)

Triển vọng ứng dụng BIM cho công trình hạ tầng giao thông

MTĐT -  Thứ hai, 27/03/2023 09:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc ứng dụng BIM đối với cao tốc Bắc - Nam chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả, nhưng muốn làm được phải đồng bộ hóa bộ phận nghiên cứu và ứng dụng BIM.

Nếu không có bộ phận chuyên nghiệp này thì rất khó ứng dụng và sẽ còn nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Không phải nói ứng dụng là làm được ngay, mà ngoài sự quyết tâm, có lộ trình áp dụng, cần đặc biệt lưu ý phải có những quy định pháp luật, có tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng được bộ quy tắc để ứng dụng thống nhất…

Ứng dụng BIM mang lại lợi ích nhiều do rút ngắn được tiến độ, kiểm soát được chất lượng công trình, nhưng chi phí để ứng dụng BIM trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và quản lý vận hành công trình cũng cần phải quan tâm đúng mức.

Chi phí ứng dụng BIM ở đây là chi phí nhập thiết bị số để số hóa những dữ liệu thông tin. Muốn quét được địa hình, địa mạo công trình thì phải có thiết bị, phải có máy bay, độ chính xác của thiết bị càng cao thì quét được càng kỹ bề mặt địa hình, địa mạo công trình, giúp chọn lựa tuyến càng chính xác; Ngoài ra, cần có chi phí mua phần mềm và thiết bị chạy phần mềm; Bên canh đó, phải có chi phí đào tạo đội ngũ, đào tạo con người làm BIM.

Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị đều phải tính toán, cân nhắc việc ứng dụng BIM. Có đơn vị thuê những chuyên gia rất giỏi từ các nước phát triển với mức lương rất cao để họ chủ trì thực hiện, triển khai ứng dụng BIM tại doanh nghiệp. Mặc dù phải chi trả mức lương cao cho nhân sự dạng này nhưng hiệu quả mang lại rất nhiều, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Tuy nhiên, với đơn giá, định mức như hiện nay chỉ có đơn vị nào cực kỳ khát khao như doanh nghiệp tư nhân quyết tâm đầu tư để tạo đột phá thì mới dám đầu tư tài chính ra làm BIM. Bởi rõ ràng đầu tư một công nghệ mới mang lại lợi ích lớn nhưng sau một thời gian mới đo đếm được thì vấn đề đầu tư tài chính trước mắt là một thách thức rất lớn. Nếu như không giải quyết được đơn giá, định mức, có tài chính thì quyết tâm mấy cũng rất khó làm.

Cần phải thay đổi nhận thức trong xây dựng đơn giá, định mức. Có được bộ đơn giá định mức thích hợp với sự phát triển của thời đại 4.0 sẽ hỗ trợ tốt cho việc triển khai BIM.

Đề xuất ứng dụng BIM cho dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 của Tập đoàn Đèo Cả là một trong những cách nghĩ khác biệt, là sự khát khao tìm đột phá để làm chủ công nghệ mới, chứng minh vị thế của doanh nghiệp. Đây cũng là doanh nghiệp đã có khá nhiều đột phá về công nghệ, về sản phẩm lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, do doanh nghiệp Việt Nam thực hiện…

Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp này đang tham gia vào các dự án cao tốc với tư cách nhà thầu. Họ mạnh dạn ứng dụng công nghệ BIM để làm chủ được sản phẩm làm ra ngay từ giai đoạn ban đầu.

Tập đoàn Đèo Cả đang hợp tác với một đơn vị có những thiết bị, công nghệ số rất hiện đại với khả năng dùng công nghệ chụp hình từ xa tới vài ki-lô-mét nhưng phát hiện ra địa hình, địa mạo một cách rất chính xác thông qua những thiết bị bay hiện đại. Công nghệ lazer có thể khảo sát đánh giá một cách chính xác bề mặt, chiều dày các lớp, thời điểm xuất hiện các lớp… giúp thực hiện nhiều mục đích, trong đó có việc chính xác hóa hồ sơ thiết kế kỹ thuật để thiết lập bản vẽ thi công, nhằm không phải phá dỡ công trình để làm lại, bởi những xung đột đã được phát hiện sớm...

Bằng những công nghệ hiện đại, Tập đoàn Đèo Cả có thể hình dung ra toàn tuyến đường đi như thế nào, biết được vị trí của khu tái định cư, khu giải phóng mặt bằng… Từ đó, kiểm soát xuyên suốt quá trình từ giải phóng mặt bằng, quá trình thực thi dự án, tiến độ thực hiện dự án.

Với quyết tâm áp dụng công nghệ số trong giai đoạn thi công, Tập đoàn Đèo Cả đang cố gắng xây dựng, tạo ra đột phá về công nghệ bởi áp dụng BIM trong thi công là một thách thức rất lớn đối với nhà thầu thi công, muốn làm được phải cố gắng tạo đột phá. Muốn tạo đột phá phải tập trung nguồn lực về tài chính, con người nhằm thiết lập những bộ phận chuyên môn chuyên sâu, chuyên nghiệp làm về ứng dụng BIM.

PGS.TS Trần Chủng
Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam - VARSI

Bạn đang đọc bài viết Triển vọng ứng dụng BIM cho công trình hạ tầng giao thông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo tapchixaydung.vn

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.