Thứ sáu, 29/03/2024 22:02 (GMT+7)

Trưng bày “Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử”

MTĐT -  Thứ sáu, 15/02/2019 11:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 14-2, Ban tổ chức Lễ khai hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch Tây Yên Tử năm 2019 tổ chức trưng bày “Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử”.

Ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc

Tham dự có các đồng chí: Từ Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; nhà sử học Lê Văn Lan; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tỉnh đoàn; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; huyện Sơn Động.

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày “Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử”

Trong bài phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định, dọc sườn Tây Yên Tử hiện nay còn lưu lại rất nhiều di tích, công trình lịch sử văn hóa liên quan đến quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhất là vào thời Lý - Trần.

Đặc biệt hơn, phía sườn Tây Yên Tử thuộc các huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động của tỉnh Bắc Giang vào thời Trần còn có hàng loạt các di tích liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và hưng thịnh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, được chính các vị Tổ sư cho xây dựng, tu tạo, mở mang để trở thành các chốn tùng lâm lớn như: Chùa Vĩnh Nghiêm, Am Vãi, Hồ Thiên, Yên Mã…

Song hành với các danh lam cổ tự là các danh thắng và văn hóa phi vật thể gắn với không gian văn hóa Phật giáo, nhiều lễ hội truyền thống. Được thiên nhiên ban tặng, nhiều thắng cảnh kỳ thú với những cánh rừng nguyên sinh cùng hệ động, thực vật phong phú đã tạo nên những tiềm năng, lợi thế lớn cho phát triển du lịch của tỉnh.

Các đại biểu tham quan “Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử”


Trưng bày “Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử” là một trong những hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi sự kiện Lễ khai hội Xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch Tây Yên Tử năm 2019. Tại đây, hơn 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật mang giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, khảo cổ học nổi bật gắn liền với lịch sử phát triển của địa phương, quá trình hình thành, hưng thịnh của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và hoằng dương Phật pháp của ba vị Tam Tổ được giới thiệu tới đông đảo đại biểu và du khách.

Các đại biểu tham quan khu trưng bày với nhiều hiện vật cổ như: Lá đề thời Trần; gạch thời Lý

Du khách tham quan một số hiện vật cổ như: Gạch ngói, đồ dùng sinh hoạt thời Lý,Trần

Qua trưng bày “Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử”, góp phần giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ; nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. Đồng thời, quảng bá tiềm năng về du lịch, tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử.

Ông Đỗ Tuấn Khoa, Giám đốc Bảo tàng tỉnh giới thiệu về cuốn sách "Di tích và danh thắng Tây Yên Tử"

Cũng tại buổi lễ, ban tổ chức ra mắt cuốn sách “Di tích và danh thắng Tây Yên Tử” của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Tác phẩm đặc sắc này có 87 trang, gồm các bài viết, ảnh minh họa của nhiều tác giả, giới thiệu về 12 di tích, danh lam thắng cảnh dọc sườn Tây Yên Tử. Tiêu biểu như: “Chùa Vĩnh Nghiêm trong hành trình về non thiêng Yên Tử” (Đỗ Tuấn Khoa); “Dấu tích những ngôi chùa cổ trên sườn Tây Yên Tử” (Trần Văn Lạng); “Linh thiêng Am Vãi” (Dương Thị Ánh)…

Nhà sử học Lê Văn Lan trao đổi về cuốn sách "Di tích và danh thắng Tây Yên Tử"


Là thành viên trong Ban biên soạn, Nhà sử học Lê Văn Lan cũng là người viết lời giới thiệu cho cuốn sách. Ông nhấn mạnh: “Di tích và danh thắng Tây Yên Tử” là một công trình bổ ích và lý thú. Qua những bài viết công phu và tâm huyết của các tác giả, người đọc sẽ được ngắm nhìn, trải nghiệm, hiểu biết và thấu cảm về miền đất, con người ở vùng Đông Bắc đất nước, đặc biệt là về chốn Non thiêng Yên Tử.

Nhà sử học Lê Văn Lan tặng cuốn sách "Di tích và danh thắng Tây Yên Tử" cho đồng chí Từ Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh


Nhà sử học Lê Văn Lan khẳng định, cuốn sách tuy chỉ mang chữ Tây Yên Tử nhưng có tính biểu trưng cho hình hài và diện mạo của cả tỉnh Bắc Giang. Giá trị của cuốn sách cần được phổ biến rộng rãi. Và để làm được điều này, trong những lần tái bản sau, cuốn sách cần được bổ sung, chỉnh sửa và có thêm nhiều sự góp ý để hoàn thiện.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Từ Minh Hải và Nhà sử học Lê Văn Lan tặng sách cho các đại biểu


Trong đó, không chỉ giới thiệu về những di tích, danh thắng bám dọc tuyến đường lên Tây Yên Tử mà trải rộng khắp vùng đất phía Tây của tỉnh Bắc Giang. Từ đó, cuốn sách sẽ trở thành một tặng phẩm, món quà quý để giới thiệu với du khách, bạn bè bốn phương về quê hương Bắc Giang giàu bản sắc văn hóa.

Theo Báo Bắc Giang

Bạn đang đọc bài viết Trưng bày “Không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới