Thứ sáu, 29/03/2024 14:35 (GMT+7)

Trung Quốc dự kiến thương mại hóa ô tô bay vào năm 2025

MTĐT -  Thứ hai, 29/05/2023 14:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giám đốc công ty phát triển ô tô bay Aerofugia, Guo Liang, cho biết thương mại hóa hoàn toàn ô tô bay ở Trung Quốc sẽ bắt đầu từ năm 2025 hoặc 2026.

Các nhà sản xuất ô tô bay của Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị để thương mại hóa hoạt động của ngành – hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, phù hợp với chương trình nghị sự của Bắc Kinh, nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp mới nổi.

Phát biểu tại một triển lãm công nghệ diễn ra vào đầu tháng 5/2023 ở Macao (Trung Quốc), Giám đốc điều hành (CEO) của công ty phát triển ô tô bay Aerofugia, Guo Liang, cho biết việc thương mại hóa hoàn toàn ô tô bay ở Trung Quốc sẽ bắt đầu từ năm 2025 hoặc 2026.

tm-img-alt
Ô tô bay X2 của hãng chế tạo xe Xpeng. Ảnh: insideevs.com

Ô tô bay, còn được gọi là máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện (eVTOL), được chế tạo dựa trên các đặc tính của máy bay trực thăng, máy bay không người lái và máy bay cỡ nhỏ. Nhóm công nghiệp Hiệp hội Bay Thẳng đứng đã lập danh mục hơn 800 mẫu thiết kế eVTOL trên khắp thế giới.

Theo dự báo của ngân hàng Morgan Stanley, thị trường ô tô bay toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2040. Trong đó, Trung Quốc sẽ nổi lên là nhà sản xuất ô tô bay hàng đầu thế giới, chiếm giữ 23% thị phần toàn cầu vào năm 2050, đứng thứ hai sau thị phần 27% của Mỹ.

Ông Guo chia sẻ ô tô bay sẽ trở thành một phương thức di chuyển hợp lý hơn so với máy bay trực thăng. Trong giai đoạn đầu, giá vé ô tô bay có thể hơi đắt so với khả năng chi trả của đại đa số người dân, nhưng cùng với triển vọng phát triển mạnh mẽ của ngành này, giá vé sẽ giảm dần trong tương lai.

Thị trường ô tô bay thế giới hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Các nhà sản xuất tiềm năng nổi bật nhất của ngành này có thể kể đến hãng bay Joby Aviation của Mỹ và Vertical Aerospace của Anh.

Tại Trung Quốc, nhà sản xuất EHang, khởi đầu là một công ty chuyên nghiên cứu và chế tạo máy bay không người lái, lần đầu tiên ra mắt ô tô bay vào năm 2016.

Vào năm 2020, nhà sản xuất ô tô Chiết Giang Geely Holding đã thành lập công ty con Aerofugia chuyên nghiên cứu và phát triển ô tô bay. Công ty cũng đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp Volocopter của Đức, trong khi công ty khởi nghiệp xe điện Xpeng đang nhanh chóng phát triển ô tô bay của riêng hãng.

Vào tháng 8/2022, Trung Quốc đã công bố lộ trình phát triển ô tô bay cho ngành hàng không dân dụng, với kế hoạch "khám phá các ứng dụng cho máy bay không người lái tầm ngắn, có thể chở người vào năm 2025”.

Thông báo báo hiệu Bắc Kinh sẽ phát triển các quy định dành riêng cho ngành ô tô bay. Hiện các nhà sản xuất ô tô bay Trung Quốc đã bắt đầu được sàng lọc để cấp chứng nhận loại hình cho thiết bị bay thương mại.

Thiên Bảo (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc dự kiến thương mại hóa ô tô bay vào năm 2025. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.