Thứ tư, 24/04/2024 04:15 (GMT+7)

Trung Quốc: Tiêu thụ năng lượng dự kiến ​​tăng 1,4% trong năm 2016

MTĐT -  Thứ năm, 29/12/2016 09:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(phapluatmoitruong.vn) – Ngày 28/12, dẫn lời quan chức năng lượng hàng đầu của Trung Quốc, Tân Hoa Xã cho biết tổng mức tiêu thụ năng lượng ban đầu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt 4,36 triệu tấn than tương đương trong năm 2016, tăng 1,4% so với năm ngoái.

Con số này được Nur Bekri, Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Quốc  (NEA) công bố, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 0,9% như dự kiến của NEA đầu năm nay.

Bekri cho biết tổng mức tiêu thụ nhiên liệu phi hóa thạch của Trung Quốc đã tăng 13,3% trong tổng số năm nay, tăng 1,3% so với năm 2015.

“Trung Quốc, quốc gia đang bước vào năm thứ 3 của "cuộc chiến chống ô nhiễm", vẫn đang cố cắt giảm lượng than đá sử dụng và mục tiêu đặt ra là 14,3% vào năm 2017” – Bekri cho biết thêm.

Trung Quốc tuyên bố sẽ chuyển sang các ngành công nghiệp ít tiêu hao năng lượng hơn và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên.

Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong tiêu thụ năng lượng của nước này đã giảm xuống 2,3% trong giai đoạn từ năm 2012 - 2015, giảm từ 6,4% trong năm 2005 - 2012.

Trong kế hoạch 5 năm (2016 – 2020) hồi tháng 3/2016, Trung Quốc cho biết sẽ hướng tới duy trì tổng mức tiêu thụ năng lượng dưới 5 tỷ tấn than tiêu chuẩn tương đương vào cuối thập kỷ này.

Kế hoạch này nhằm giữ công suất nhiệt điện đốt than ở mức 1.100 GW vào cuối năm 2020, khoảng 55% tổng công suất nhiệt điện đốt than của đất nước. Hồi cuối năm ngoái, công suất này ở mức 960 GW, chiếm khoảng 64% trong tổng số công suất.

Tổng hợp từ Reuters

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc: Tiêu thụ năng lượng dự kiến ​​tăng 1,4% trong năm 2016. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới