Thứ năm, 25/04/2024 12:42 (GMT+7)

Trung ương góp 31% vốn làm cầu 5.375 tỷ đồng tại Hải Phòng

MTĐT -  Thứ hai, 06/09/2021 10:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành nghị quyết về việc điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi (nối huyện Thủy Nguyên và quận Ngô Quyền).

HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành nghị quyết về việc điều chỉnh chủ trương dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi (vị trí tại huyện Thủy Nguyên và quận Ngô Quyền).

Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi được Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đồng ý chủ trương đầu tư từ cuối năm 2020 tại Kỳ họp thứ 16 HĐND thành phố Hải Phòng khóa XV (nhiệm kỳ 2016 – 2021).

Tổng mức đầu tư dự án là hơn 5.400 tỷ đồng, ban đầu chủ trương nguồn vốn dự án lấy từ nguồn ngân sách thành phố. Tuy nhiên TP Hải Phòng đã điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn trong đó ngân sách thành phố là 3.683 tỷ đồng và ngân sách trung ương là 1.692 tỷ đồng (tương đương 31%).

tm-img-alt
Vị trí xây dựng cầu Nguyễn Trãi

Đây là một trong những công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố nhằm cụ thể hóa mục tiêu tại Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, định hướng đến 2045.

Giúp dịch chuyển dân cư, giãn dân nội thành qua cầu Nguyễn Trãi

Việc xây dựng cầu Nguyễn Trãi đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực Trung tâm hành chính – chính trị cũ tại quận Hồng Bàng với Trung tâm hành chính – chính trị mới sẽ được xây dựng tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm. Dự án có mục tiêu xây dựng trục kết nối Khu đô thị hiện hữu với Khu đô thị mới phía Bắc sông Cấm và các khu công nghiệp chính trên địa bàn thành phố như: VSIP, Phà Rừng, Minh Đức, Đình Vũ…

Đồng thời, dự án sẽ góp phần rút ngắn cự ly vận chuyển hàng hóa đến/đi Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, liên kết Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi với cực phát triển phía Bắc của thành phố tại khu vực Bắc Sông Cấm. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực huyện Thủy Nguyên và thành phố Hải Phòng cũng như các tỉnh, thành phố lân cận.

tm-img-alt
Điểm đầu cầu Nguyễn Trãi từ ngã 5 cát bi chỗ sân vận động Máy Tơ mới bên nội thành

TP Hải Phòng cho biết hiện nay, việc kết nối giao thông trong thành phố giữa hai bờ sông Cấm do cầu Bính, cầu Kiền và cầu Hoàng Văn Thụ đảm nhiệm, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng nhanh, nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa như hiện tại, dự kiến đến năm 2025, lưu lượng giao thông qua ba cây cầu này sẽ vượt quá giới hạn cho phép do sự phát triển khu vực đô thị mới ở phía bắc…

Cầu Nguyễn Trãi giúp kết nối tiềm năng khu vực

Mở rộng đường Nguyễn Trãi đoạn tuyến hiện tại có bề rộng 18m lên thành 41.5m, trong đó mặt cắt của đường dẫn cầu Nguyễn Trãi rộng 23.5 n, lòng đường gom 2 bên cầu rộng 6m, vỉa hè hai bên đường rộng 3m, kết nối với đoạn tuyến hiện tại có bề rộng khoảng 50.5m.

Để thực hiện dự án, dự kiến sẽ xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng theo quy chuẩn hiện hành với tổng diện tích 2.86ha tại khu đất số 3 đường Lê Lai (thửa A16-N0) và dự kiến tại khu đất ngõ 266 đường Lê Lai (thửa A11-N03 và A11-N04)

tm-img-alt
Phối cảnh cầu sau khi thực hiện

Thiết kế cầu

tm-img-alt
Dự kiến kết cấu là dây văng kết hợp dây võng
tm-img-alt
Nối 2 bờ sông cấm sau cây cầu cánh bướm Hoàng Văn Thụ

Tổng diện tích sử dụng đất: 13.46ha; kết cấu vĩnh cửu; chiều dài khoảng 1.451m

Kết cấu là dây văng kết hợp với chiều dài khoảng 500m; bề rộng khoảng 26.5m; trụ tháp dạng kim cương

Cầu dẫn khoảng 23.5 m; gồm 04 làn xe cơ giới, 02 làn hỗn hợp

Cầu nhánh xuống đường Lê Thánh Tông gồm 02 nhánh: Nhánh A dài khoảng 423m, nhánh B dài khoảng 799m

Vận tốc thiết kế cầu chính 80km/h; tải trọng thiết kế HL93

Tĩnh không thông thuyền BxH=105x25m, tĩnh không đường bộ chui dưới cầu: H = 4,75 m, tĩnh không đường sắt chui dưới cầu: H = 6m.

Hiện đây là cây cầu đầu tiên trong nước có dạng kết cấu này, dự kiến hoàn thành vào năm 2024./.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Trung ương góp 31% vốn làm cầu 5.375 tỷ đồng tại Hải Phòng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới