Thứ sáu, 29/03/2024 06:21 (GMT+7)

Trường học đốn hạ hàng loạt cây phượng: Đừng chặt cây vô tội vạ

MTĐT -  Thứ hai, 01/06/2020 14:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều ý kiến cho rằng, việc đảm bảo an toàn cho học sinh trong nhà trường là cần thiết, tuy nhiên phải xem xét tình trạng cây xanh như thế nào để tránh đốn bỏ hàng loạt mảng xanh trong trường.

Sau vụ tai nạn thương tâm do cây phượng bật gốc tại Trường THCS Bạch Đằng (Quận 3, TP HCM) làm một học sinh tử vong và nhiều học sinh bị thương cũng như sự cố cây phượng cổ thụ ở một số địa phương bật gốc, khiến nhiều trường học tại TP HCM lo ngại cho sự an toàn của học sinh.

Những ngày qua, nhiều trường học tại TP.HCM đã chặt bỏ hàng loạt cây phượng, nhiều loại cây xanh khác cũng được cắt tỉa trơ cành.

Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng, việc đảm bảo an toàn cho học sinh trong nhà trường là cần thiết, tuy nhiên phải xem xét tình trạng cây xanh như thế nào để tránh đốn bỏ hàng loạt mảng xanh trong trường.

Các trường nên phối hợp với cơ quan chuyên môn để kiểm định chất lượng cây xanh trước khi đốn hạ, cắt tỉa. Bởi chặt bỏ đốn hạ thì rất nhanh, nhưng trồng và chăm sóc cây xanh để cho bóng mát cho học sinh phải tốn thời gian dài.

Nhiều trường học chặt hạ cây xanh trong khuôn viên nhà trường sau vụ cây phượng bật gốc khiến 1 học sinh tử vong. Ảnh: Báo Thanh niên.

Ông Nguyễn Hữu Phước (ngụ quận Thủ Đức) đề nghị: “Môi trường trường học phức tạp vì toàn trẻ con, tôi hy vọng, làm sao có giải pháp nào vừa giữ cây xanh, vừa bảo vệ trẻ con được. Các trường nên khảo sát cây nào thì cưa, cây nào an toàn thì nên giữ lại”.

Trao đổi với Zing, bà Đỗ Thị Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, TP.HCM cho rằng, các mảng xanh trong trường học, đặc biệt tại thành phố lớn, góp phần khích lệ và duy trì tương tác của học sinh với thiên nhiên, tạo sự cân bằng trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần, khích lệ tính sáng tạo và tư duy tích cực của các em.

"Tôi rất lo lắng và sẽ rất đáng tiếc nếu các trường đốn bỏ toàn bộ cây phượng", bà Huyền nói.

Với những ý kiến cho rằng cây phượng không thích hợp trồng trong trường học, bà Huyền nói đây là ý kiến cực đoan, một chiều. Khi trồng phượng hoặc bất cứ loại cây nào khác, mọi người nên hiểu về đặc tính của chúng.

Theo giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, cây phượng tồn tại từ 30-50 năm, thân cây dễ mục, rỗng và dễ bị sâu bệnh tấn công. Cây trồng khoảng 25-30 năm, nên thay thế. Loại cây này cần được trồng trên diện tích đất đủ rộng, rễ bám vào đất.

"Vấn đề là các trường đem cây phượng về trồng khi nó đã lớn, đường kính 20-30 cm, để cây nhanh kết tán và có bóng mát. Chính vì thế, rễ cây thường ít phát triển, không bám sâu vào lòng đất và rất dễ bị mục.

Hơn nữa, ở thành phố, mức độ bê tông hóa cao, cây không có không gian để phát triển bộ rễ. Một cây phượng ngoài tự nhiên, bộ rễ có thể to ít nhất gấp 2 lần tán lá của nó. Nhưng ở trường học hoặc trong thành phố, do không có không gian, bộ rễ chỉ bám nông trên mặt đất nên rất dễ đổ", bà Huyền phân tích.

Bà khuyến khích các trường rà soát tuổi đời, vấn đề sâu bệnh của cây phượng trồng trong trường. Nếu cây có tuổi đời khoảng 25 năm, trường nên chủ động thay cây mới, chứ không nên đốn hạ theo kiểu "vô tội vạ" một cách cảm tính.

Lỗi đâu phải do cây xanh?

Cho ý kiến về việc này, chia sẻ với báo Dân trí, GS.TS Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội cho biết, sau sự việc đau lòng trên, nhiều người gọi điện hỏi tôi về việc nên hay không nên trồng cây phượng và một số cây như bàng, xà cừ,... trong trường học.

Nước ta có đầy đủ các tiêu chuẩn về cây xanh trong các khu vực đô thị, trường học. Ví dụ: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8270:2009 về Quy hoạch cây xanh sử dụng hạn chế và chuyên dụng trong đô thị hoặc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 về Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.

Cụ thể: tiêu chuẩn thiết kế có quy định cây xanh trường học, với tính chất cây: Chọn cây cao to, tán rộng, cho bóng râm tốt, gây ấn tượng mạnh;

Nói về việc nhiều trường học đồng loạt chặt bỏ cây xanh sau sự cố, ông Chứ cho rằng: "Lỗi đâu phải do cây xanh, lỗi là do con người chăm sóc và “ép” cây phải theo cái đẹp của con người nghĩ ra?" - GS Chứ nhấn mạnh.

Theo ông, có 2 nguyễn nhân tác động tới cây xanh từ phía con người:

Với các khu đô thị, trường mới xây dựng thì muốn cho đẹp mắt ngay nên trồng cây lớn. Tại những chỗ rễ cái, cành to bị cắt, hay những chỗ trong quá trình vận chuyện bị xước vỏ thì đều là nguyên nhân dẫn đến mục rỗng.

Bởi khả năng liền sẹo ở những chỗ có vết cắt của cây rất khó bởi gỗ cây mềm nhanh mục. Sau này khi thấy cây sống, mọi người tưởng rằng thế là an toàn nhưng khi gặp gió bão, những cây này dễ đổ, gãy.

Bên cạnh đó, quá trình làm sân trường đổ những lớp bê tông đến gần sát gốc cây. Nhưng đặc điểm của cây phượng là rễ ăn nổi, ngang, không đâm sâu xuống đất, nên khi đổ những lớp bê tông dày từ 15-20 cm thì toàn bộ lớp rễ nằm dưới phần bê tông rơi vào tình trạng yếm khí, không hô hấp được và lâu dần sẽ chết dần. Qua đó cũng là nguyên nhân khiến cây dễ đổ.

Ngoài ra, nguyên nhân gây đổ cũng có thể đến từ việc xây bồn xung quanh gốc. Đa số trong trường học, thường tư duy thực dụng xây bồn kết hợp với ghế ngồi nghỉ cho học sinh, giáo viên.

Bồn cao khoảng 40 - 45 cm so với mặt đất cũ, rồi đổ một lớp đất mới vào sau khi xây bồn xong khiến thông khí, thoát nước kém, tổn hại đến rễ cây.

Cây không chết ngay nhưng yếu dần do các rễ nhỏ bị hỏng. Ở những phần cổ rễ cũ chết đi sẽ mọc ra những rễ tơ mới để lấy chất dinh dưỡng nuôi cây. Nên mắt thường nhìn thấy cây sống tươi tốt nhưng thực ra ở phía bên dưới đã bị mục rỗng.

Minh Tuệ(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Trường học đốn hạ hàng loạt cây phượng: Đừng chặt cây vô tội vạ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dạy triết ở Trường ĐH VinUni
Trong các tiết học Triết học, thay vì lý thuyết suông về các vấn đề vĩ mô, sinh viên VinUni sẽ được học cách nghi ngờ, cách phản biện, không tin lời người khác nói, thậm chí là không nghĩ lời giảng viên luôn đúng.

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.