Thứ sáu, 26/04/2024 03:18 (GMT+7)

Tu bổ, tôn tạo di tích hồ Hữu Tiệp, Hà Nội

MTĐT -  Thứ bảy, 15/08/2020 10:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội về việc thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích hồ Hữu Tiệp và mảnh xác máy bay B52 rơi ngày 27/12/1972 (quận Ba Đình, Hà Nội).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận dự án ở nội dung Xây bệ đỡ, bảo quản và trưng bày tại chỗ mảnh xác máy bay B52; tôn tạo tường rào, kè xung quanh hồ (phá dỡ và xây lại 34,6m kè đá hộc; phá dỡ và xây lại 152,2m tường rào, lan can đỉnh kè, cửa thang xuống lòng hồ); nạo vét bùn trong lòng hồ; cải tạo, chỉnh trang tổng thể khu nhà phụ trợ 2 tầng và hạ tầng kỹ thuật.

Trong văn bản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý, đơn vị thi công thực hiện thận trọng việc rà phá bom mìn, kết hợp nghiên cứu khảo sát theo phương pháp khảo cổ học để chủ động đề xuất giải pháp xử lý trong trường hợp phát hiện các mảnh vỡ khác của máy bay trong khu vực lòng hồ. Nêu rõ các giải pháp định vị, liên kết mảnh xác máy bay với bệ đỡ, giải pháp bảo quản và bảo dưỡng định kỳ hiện vật trong điều kiện môi trường trong khu vực.

Hồ Hữu Tiệp nằm trên địa bàn phường Ngọc Hà. Nơi đây còn lưu giữ xác máy bay B52 bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội trong 12 ngày đêm của chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. Di tích là minh chứng cho tinh thần quả cảm, truyền thống đánh giặc giữ nước của quân và dân Thủ đô và đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Ghi nhận của PV, khu vực tường rào xung quanh đã xuống cấp, vỡ vụn, thậm chí vỡ cả mảng. Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều vết nứt toác trên phần bờ kè gây nguy hiểm cho cuộc sống người dân xung quanh.

Hồ Hữu Tiệp nằm trên địa bàn phường Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội).Địa điểm đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử Quốc gia. 

Gần 50 năm qua, xác B52 là minh chứng cho tinh thần quả cảm, truyền thống đánh giặc giữ nước của quân và dân Thủ đô.

Theo quan sát của PV, hồ Hữu Tiệp đã có dấu hiệu xuống cấp.

Phần bờ kẻ nứt toác, có vết nứt lớn gần 10cm. Hàng rào xung quanh hồ hầu hết đều vỡ vụn, mất hẳn một mảng lớn.

Mảng tưởng bong tróc, hở cả lõi gạch bên trong.

Bờ bao xung quanh nghiêng về phía mặt hồ. Theo đó, dự án sẽ phá dỡ và xây lại 152,2m tường rào, lan can đỉnh kè, cửa, thang xuống hồ.

Theo đó anh Nguyễn Nam sống tại khu vực trên chia sẻ: “Cái hồ đã xuống cấp từ lâu rồi, cả tường rào nó cứ vỡ ra, xung quanh hồ chằng chịt vết nứt. Đã đến lúc phải tu sửa, cải tạo để giữ gìn di tích lịch sử phù hợp với cảnh quan xung quanh.”

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích hồ Hữu Tiệp và mảnh xác máy bay B52 sẽ xây bệ đỡ, bảo quản và trưng bày tại chỗ mảnh xác máy bay B52.

Nhiều năm qua hồ Hữu Tiệp đã trong tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nước hồ xanh lét, bốc mùi khó chịu. Nhiều đoạn quanh hồ là nơi tập kết vật liệu xây dựng, rác thải và nơi họp chợ. Người dân trong khu vực và cơ quan thông tin đại chúng đã phản ánh việc này nhiều lần, nhưng hồ vẫn trong tình trạng ô nhiễm môi trường và cảnh quan xung quanh hồ vẫn bị xâm phạm.

Bộ Văn hóa, Thể tháo và Du lịch lưu ý, đơn vị thi công thực hiện thận trọng việc rà phá bom mìn, kết hợp nghiên cứu khảo sát theo phương pháp khảo cổ học để chủ động đề xuất giải pháp xử lý trong trường hợp phát hiện các mảnh vỡ khác của máy bay trong khu vực lòng hồ. 


Theo Nguyễn Vân - Quốc Phú/Reatimes

Bạn đang đọc bài viết Tu bổ, tôn tạo di tích hồ Hữu Tiệp, Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.