Thứ sáu, 26/04/2024 03:27 (GMT+7)

Tuổi trẻ Vùng 4 Hải Quân chung tay bảo vệ môi trường biển

MTĐT -  Thứ tư, 29/06/2022 09:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những năm qua, tuổi trẻ Vùng 4 Hải quân đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, chung tay cùng đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn đóng quân bảo vệ môi trường biển.

tm-img-alt
Cán bộ chiến sĩ, đoàn viên trồng cây đước làm đê chắn sóng. Ảnh: ITN

Khu vực bờ biển bán đảo Cam Ranh và huyện đảo Trường Sa-nơi các đơn vị thuộc Vùng 4 đóng quân hàng ngày phải tiếp nhận một lượng lớn rác do sóng biển đánh dạt vào. Số lượng rác thải ngày càng nhiều gây ra tình trạng ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới môi sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Vì vậy, tuổi trẻ Vùng 4 đã chủ động phối hợp với đoàn thanh niên địa phương, thường xuyên tổ chức các hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh", "Ngày thứ Bảy tình nguyện" nhằm huy động lực lượng, kịp thời thu gom, xử lý rác thải, làm sạch bờ biển và vùng nước ven bờ.

Các đơn vị đã phát huy hiệu quả hệ thống truyền thanh nội bộ và thông qua các buổi sinh hoạt đoàn, tọa đàm thanh niên... để tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên về tác hại của rác thải, cách phân loại, xử lý rác thải và những việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường biển… Cùng với tích cực tham gia làm sạch biển, cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị luôn thực hiện tốt thông điệp "nói không với rác thải nhựa".

Ở khu vực biển Nam Trung Bộ, ngư dân đánh bắt thủy sản vẫn còn thói quen xả rác sinh hoạt trực tiếp xuống biển. Nhận rõ điều này, mỗi khi tàu cá của ngư dân vào các âu tàu, làng chài trên huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) tránh trú bão hoặc tránh sóng to, gió lớn, cán bộ, đoàn viên, thanh niên ở các đảo đều tổ chức tuyên truyền, vận động bà con nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển, khai thác hải sản bền vững.

Hưởng ứng chiến dịch “Hãy làm sạch biển” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động, các đơn vị thuộc Vùng 4 đã phối hợp với Tỉnh đoàn Khánh Hòa trồng 5.000 cây đước làm đê mềm chắn sóng và chống xâm nhập mặn tại các xã, phường thuộc thành phố Cam Ranh. Chị Trần Thị Minh Trang, Phó bí thư Thành đoàn Cam Ranh cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ và rất hiệu quả với tuổi trẻ Vùng 4 nhằm tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sĩ và người dân nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường biển và các nguồn lợi thủy sản. Thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động vệ sinh môi trường biển và tuyên truyền sâu rộng việc "nói không với rác thải nhựa" để cùng chung tay vì một môi trường biển xanh”.

Tại huyện đảo Trường Sa, nơi có điều kiện thời tiết quanh năm khắc nghiệt, tuổi trẻ Lữ đoàn 146, Vùng 4 đã phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, ra sức cải tạo đất để trồng cây phủ xanh các đảo. Ở các đảo nổi, đoàn viên, thanh niên đã xây dựng được những vườn ươm, tạo nguồn cây giống tại chỗ. Các tổ chức đoàn trên đảo khuyến khích, động viên cán bộ, chiến sĩ khi ra đảo công tác mang theo hạt giống các loại hoa, cây cảnh để ươm trồng và những đoàn viên, thanh niên hoàn thành nhiệm vụ tại đảo, trước khi trở về đất liền trồng tặng đảo 1-2 cây xanh.

Nguyễn Vinh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tuổi trẻ Vùng 4 Hải Quân chung tay bảo vệ môi trường biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.