Thứ sáu, 26/04/2024 03:50 (GMT+7)

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 14/8: USD tiếp tục giảm, euro khởi sắc

MTĐT -  Thứ sáu, 14/08/2020 08:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 14/8, đồng USD trên thị trường thế giới tiếp tục suy yếu trên thị trường quốc tế do số liệu mới công bố cho thấy lạm phát tại Mỹ tăng mạnh.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 14/8

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 14/8, đến đầu giờ sáng nay (giờ Việt Nam), USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, giảm 0,18% xuống 93,237 điểm vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam).

Tỷ giá euro so với USD tăng 0,06% lên 1,820.

Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,08% lên 1,3074.

Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,06% lên 106,98.

Tỷ giá USD tiếp tục đi xuống do số liệu mới công bố cho thấy lạm phát tại Mỹ tăng mạnh. Mức tăng 0,6% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 vừa qua là bước tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/1991.

Quốc hội Mỹ vẫn chưa đạt được sự đồng thuận liên quan tới gói cứu trợ mới để giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và giúp duy trì đà phục hồi kinh tế.

Thứ Tư (12/8), Tổng thống Donald Trump cáo buộc các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội không muốn đàm phán về gói viện trợ.

Ông Amo Sahota, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn tiền tệ Klarity FX tại San Francisco, cho biết tình trạng bế tắc trong việc thông qua gói kích thích đang trở nên đáng lo ngại, trong khi các khoản hỗ trợ tạm thời mà chính quyền đang cố gắng đưa ra hiện nay không phải là hướng đi lâu dài.

Theo ông Sahota, sự suy yếu của tỷ giá USD là một dấu hiệu cho thấy tâm lí đầu tư rủi ro đang tăng lên. Hiện tại, thị trường đang chuyển hướng đến những tiền tệ có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn như đồng đô la Úc, euro và thậm chí là đồng bảng Anh.

Bên cạnh đó, dữ liệu thất nghiệp tốt hơn mong đợi của Mỹ cũng là một yếu tố khiến USD đi xuống.

Với tình hình như hiện tại, theo đại diện của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), nếu không có một gói cứu trợ mới, nền kinh tế số 1 thế giới có thể rơi vào một đợt suy thoái.

Tỷ giá ngoại tệ trong nước

Đầu phiên giao dịch sáng 14/8, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD.

Tỷ giá USD

ACB: 23.080 - 23.250 đồng/USD (mua vào - bán ra).

BIDV: Từ 23.090 - 23.270 đồng/USD (mua vào - bán ra).

Vietcombank đang niêm yết giá USD từ 23.060 - 23.270 đồng/USD (mua vào - bán ra).

VietinBank đang niêm yết ở mức từ 23.073 - 23.263 đồng/USD (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Euro

BIDV niêm yết: 26.984 - 28.068 (mua vào - bán ra).

Vietcombank niêm yết ở mức: 26.688 - 28.049 (mua vào – bán ra).

VietinBank niêm yết ở mức từ 27.035 - 28.070 mua vào - bán ra).

Tỷ giá Yên Nhật

BIDV niêm yết ở mức 211,69 - 220.25 đồng (mua vào - bán ra).

Eximbank niêm yết từ: 214,52 - 218,23 (mua vào - bán ra).

Techcombank hiện đang niêm yết ở mức từ 213,08 - 222,20 đồng (mua vào - bán ra).

Vietcombank niêm yết ở mức 209,43 - 219,44 đồng (mua vào - bán ra)

Tỷ giá Bảng Anh

BIDV niêm yết ở mức 29.780 - 30.490 mua vào – bán ra).

Vietcombank niêm yết ở mức 29.514 - 30.747 (mua vào – bán ra).

VietinBank niêm yết ở mức: 29.873 - 30.513 (mua vào – bán ra).

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 14/8: USD tiếp tục giảm, euro khởi sắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.