Thứ năm, 25/04/2024 22:24 (GMT+7)

Ứng phó khẩn cấp thoát nạn trong những vụ cháy nhà xưởng, cụm công nghiệp

MTĐT -  Thứ ba, 28/02/2023 10:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngay trong những tháng đầu năm 2023, nhiều vụ hoả hoạn đã xảy ra tại các nhà xưởng trên địa bàn Hà Nội. Điều này lại gióng lên những hồi chuông cảnh báo về an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.

tm-img-alt
Thiếu tá Đỗ Tuấn Anh - Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Công an thành phố Hà Nội. 

Ngay trong những tháng đầu năm 2023, nhiều vụ hoả hoạn đã xảy ra tại các nhà xưởng trên địa bàn Hà Nội. Điều này lại gióng lên những hồi chuông cảnh báo về an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trên địa bàn. Bên cạnh đó, công nhân, người lao động cần trang bị kiến thức để thoát nạn khi cần thiết.

Nhiều vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn

Cách đây 2 ngày, một vụ hoả hoạn dữ đội đã xảy ra tại dãy nhà xưởng ở huyện Thanh Oai, Hà Nội khiến một hệ thống nhà xưởng chứa sơn, dầu, vecni bị thiêu rụi. Tổng diện tích xảy ra vụ cháy khoảng gần 1.500m2.

Do diện tích đám cháy lớn, chất cháy chủ yếu là các nguyên liệu dễ bắt lửa (vải, da, nhựa, gỗ), chỉ huy chữa cháy đã nhanh chóng chỉ đạo triển khai các mũi tấn công tiếp cận trực tiếp khu vực xảy ra cháy và triển khai các mũi ngăn cháy lan sang khu vực nhà xưởng liền kề.

Hơn 40 cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nỗ lực khống chế đám cháy. Ảnh: CAHN.
Hơn 40 cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nỗ lực khống chế đám cháy. Ảnh: Công an Hà Nội

Vào tuần trước, tại nhà xưởng ở ngõ 205, đường Nguyễn Hoàng Tôn, quận Bắc Từ Liêm cũng đã xảy ra cháy.

Trong thời gian ngắn, đám cháy bao trùm trên diện rộng, nguy cơ cháy lan sang khu vực lân cận. Do kho xưởng xây dựng tạm mái tôn, hơn nữa bên trong chứa nhiều chất cháy như đồ nhựa, ni lông, thùng giấy... nên các lực lượng gặp khó khăn trong việc dập tắt lửa và cứu hộ tài sản.

Lượng tàn tro âm ỉ trong một số cấu kiện thép, tấm tôn bị sập đè lên, công tác chống cháy trở lại diễn ra suốt đêm 19.2 và rạng sáng 20.2.

Hồi cuối tháng 1.2023, một vụ cháy lớn cũng xảy ra tại khu vực các nhà xưởng ở phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Trong đám cháy, người dân còn nghe thấy cả những tiếng nổ. Ngọn lửa bắt nguồn từ một xưởng gỗ phía đầu làng Ngọc Trục, sau đó cháy lan ra một số nhà xưởng xung quanh.

Những vụ hoả hoạn này lại gióng lên những hồi chuông cảnh báo về an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Trao đổi với Lao Động, thiếu tá Đỗ Tuấn Anh - Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (PCCC và CNCH), Công an thành phố Hà Nội cho biết: Các khu vực nhà xưởng, cụm công nghiệp hay khu công nghiệp, diện tích rộng hơn nhiều so với mô hình nhà ở hoặc nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh.

Đối với các khu vực nhà xưởng, điển hình kết cấu chính là khung thép, mái tôn.

Đặc điểm chung của những khu vực này đó là phần mái thường là vật liệu chống nóng, xốp, lớp cách nhiệt nhưng đây là những vật liệu lan truyền ngọn lửa nhanh. Chỉ một điểm cháy nhưng nếu cháy lên phần mái, ngọn lửa sẽ lan ra tới các khu vực khác.

Tuyệt đối không trú ẩn ở khu vực nhà vệ sinh

Thiếu tá Đỗ Tuấn Anh cho biết, tại những khu vực này cũng đã có những hướng dẫn về quy chuẩn trong an toàn PCCC. Ví dụ như nhà xưởng phân thành các khoang, có các bức tường ngăn cháy.

Đồng thời thời, tại những khu vực như cụm công nghiệp, khu công nghiệp phải lắp đặt các hệ thống phòng cháy, chữa cháy tự động.

Với hệ thống này, có những tủ báo cháy đặt ở phòng bảo vệ và khu vực thường trực. Tại các nhà xưởng, cần có hệ thống về thông gió, hút khói.

Ngoài ra, tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cần có bể nước chữa cháy.

Công nhân, người lao động làm việc trong những khu vực này cần được tập huấn về PCCC và có đội PCCC ở cơ sở. Đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên 50 ha phải thành lập đội PCCC chuyên ngành.

Về cách thoát nạn, thiếu tá Đỗ Tuấn Anh lưu ý, trong các đám cháy có nhiều yếu tố nguy hiểm như nhiệt độ cao. Tuy nhiên, thứ giết người nhanh nhất và hàng đầu đó là khói, khí độc. Do vậy, công nhân, người lao động cần có những kiến thức để đảm bảo thoát nạn một cách nhanh nhất.

Đầu tiên đó là bảo vệ cơ quan hô hấp bằng khăn ẩm, khăn ướt, việc này sử dụng khi thoát nạn. Đặc tính của khói đó là bốc lên trên cao sau đó mới xuống dưới do vậy cần cúi thấp người xuống để dễ dàng quan sát, di chuyển.

Khi có sự cố hoả hoạn cần nhanh chóng quan sát tín hiệu đèn chỉ dẫn, đèn “exit” nằm ở khu vực nào để thoát ra ngoài. Cần di chuyển ra khu vực thoáng mà khói, khí độc không bốc lên.

Thiếu tá Đỗ Tuấn Anh cũng thông tin, trong những sự cố hoả hoạn, nhiều người nghĩ nhà vệ sinh có nước nên thường chạy vào đây trú ẩn. Tuy nhiên, đây là khu vực không đảm bảo an toàn bởi khói, khí độc lan vào trong không gian nhỏ, hẹp.

Vận tốc di chuyển của khói là 20 m/s, rất nhanh chóng bao trùm các khu vực, trong đó có nhà vệ sinh. Do vậy, đây không được xem là nơi trú ẩn an toàn, mọi người cần phải chú ý.

Bạn đang đọc bài viết Ứng phó khẩn cấp thoát nạn trong những vụ cháy nhà xưởng, cụm công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Lao động

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.