Thứ sáu, 19/04/2024 19:11 (GMT+7)

UNICEF: Cảnh báo tình trạng phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử với trẻ em

MTĐT -  Thứ hai, 21/11/2022 10:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tình trạng phân biệt đối xử và sự loại trừ xã hội làm sâu sắc thêm tình trạng thiếu thốn và nghèo đói giữa các thế hệ, đồng thời dẫn đến tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và kết quả học tập của trẻ em kém hơn.

Tình trạng phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử với trẻ em dựa trên sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, đó là đánh giá của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đưa ra trong một báo cáo công bố trước Ngày Thiếu nhi thế giới (20/11).

Báo cáo mang tên “Những quyền lợi bị khước từ: Tác động của phân biệt đối xử đối với trẻ em” được UNICEF xây dựng dựa trên những nghiên cứu thực hiện tại 22 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em thuộc các nhóm dân tộc thiểu số bị thiệt thòi và tụt hậu khá xa so với bạn cùng trang lứa về kỹ năng đọc.

Trung bình, học sinh trong độ tuổi từ 7-14 thuộc nhóm có điều kiện sống tốt nhất có kỹ năng đọc cơ bản cao hơn gấp đôi so với những học sinh thuộc nhóm ít thuận lợi hơn.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn : internet

Báo cáo cho biết sự phân biệt đối xử khiến tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và chất lượng học tập của trẻ em giảm sút đáng kể, tỷ lệ có việc làm và thu nhập ở tuổi trưởng thành thấp hơn, trong khi nguy cơ bị bắt giữ do vi phạm pháp luật cao hơn, tỷ lệ mang thai ở các bé gái vị thành niên cũng gia tăng.

Giám đốc Ðiều hành UNICEF Catherine Russell nêu rõ: “Sự phân biệt đối xử trong thời thơ ấu có thể gây ra những tác hại kéo dài tới suốt đời. Ðiều này làm tổn thương tất cả chúng ta. Do đó, bảo vệ quyền lợi của mọi trẻ em - dù các em là ai, các em đến từ đâu - là giải pháp chắc chắn nhất để xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn cho tất cả mọi người. Mọi trẻ em đều có quyền được hòa nhập, được bảo vệ và có cơ hội bình đẳng để phát huy hết tiềm năng của mình. Tất cả chúng ta đều có sức mạnh để chống lại sự phân biệt đối xử với trẻ em - ở quốc gia, cộng đồng, trường học, gia đình và trong chính trái tim của mỗi người.”

Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam 3 ngày (9-11/11), bà Catherine Russell đánh giá trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc đảm bảo trẻ em được khỏe mạnh, an toàn, được giáo dục và được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hết tiềm năng của mình.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, nhưng ước tính có khoảng 230.000 trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng nặng. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận trẻ em, nhất là trẻ em vùng dân tộc thiểu số, trẻ em có cha mẹ đi làm xa nhà và trẻ em khuyết tật gặp khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ và các dịch vụ cơ bản. Tình trạng này bị ảnh hưởng hơn do tác động của đại dịch COVID-19.

Vì vậy, UNICEF sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ và các đối tác để tất cả trẻ em, đặc biệt là những em dễ bị tổn thương nhất được tiếp cận với các dịch vụ và những hỗ trợ cần thiết, Giám đốc điều hành UNICEF nhấn mạnh.

UNICEF đang vận động đưa điều trị suy dinh dưỡng nặng và suy dinh dưỡng mãn tính vào Chương trình bảo hiểm y tế quốc gia và tăng cường trợ cấp trợ xã hội để ngăn ngừa suy dinh dưỡng xảy ra.

Bên cạnh đó, UNICEF hỗ trợ mạnh mẽ giáo dục mầm non, nền tảng quan trọng cho sự phát triển nhận thức của trẻ.

Song Lam (T/h)

Bạn đang đọc bài viết UNICEF: Cảnh báo tình trạng phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử với trẻ em. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...