Thứ sáu, 19/04/2024 14:51 (GMT+7)

Lần đầu giáp mặt họa sỹ vang danh nhờ tranh... lông gà

HOÀNG SA -  Chủ nhật, 11/02/2018 19:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhờ có cách nghĩ sáng tạo đã giúp ông Đạt nổi tiếng gần xa với nghề làm tranh lông gà rất độc đáo

Sau hơn 37 năm gắn bó với nghề, nay ông Đạt đã thành danh và ngày càng được du khách gần xa biết đến khi thăm quan phố Hội. 

Ghé thăm “trại” sáng tác của ông Đinh Ngọc Đạt tại số 209, đường Cửa Đại, phường Cửa Đại, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam - chủ nhân của hàng trăm bức tranh được làm sợi lông gà, chúng tôi mới hiểu hết được sự sáng tạo lẫn niềm đam mê hội họa của ông. Tuy chưa từng được đào tạo về hội họa và nhiều lần bị gia đình ngăn cản đi học vẽ nhưng cậu bé Nguyễn Ngọc Đạt khi ấy mới 17 tuổi đã làm nên điều kì diệu khi lấy lông gà sáng tạo thành những bức tranh có hồn khiến bạn bè và mọi người trầm trồ khen ngợi.

 Từ nhọ nồi cho đến... lông gà !

 Khi mới 6 tuổi, Đinh Ngọc Đạt đã thích vẽ tranh. Niềm say mê hội họa tưởng như suôn sẻ thì bị vấp phải sự ngăn cấm từ phía gia đình vì không có tiền trang trải học phí và sợ cậu sau này sẽ không có được nghề nghiệp ổn định, nhưng cậu bé Đạt không vì thế mà từ bỏ đi ước mơ của mình. 

Ngoài thời gian chú tâm vào việc học, Đạt tranh thủ đi xem những họa sĩ ngoài phố vẽ rồi về nhà tự kiếm bả mía làm bút, lấy dao cạo nhọ nồi làm màu rồi sau đó trộn màu và vẽ lên giấy học. Thấy không có sức hút với những bức tranh cùng gam màu trắng đen lạ nhưng lại nhạt nhẽo, Đạt quyết định cố tìm chất liệu khác nhưng phải dễ tìm để làm tranh.

 Mải mê tìm tòi chất liệu mới với mong muốn làm thành những bức tranh lạ, đẹp và không “đụng hàng”, đến khi đang học lớp 12, tôi vô tình hình những sợi lông gà óng ánh ở sau vườn nhà. Bằng con mắt thích thú và thấy lạ, tôi nảy sinh ngay ý định nhặt ngay những sợi lông gà đó vào để làm tranh.

Không ngờ, chỉ sau gần một buổi miệt mài sắp xếp, tỉa gọt rồi lấy cơm dán, tôi đã cho ra một bức tranh lông gà hình người phụ nữ mặc áo dài trên mặt giấy bìa cat-tong rộng chưa đầy gang tay. Những giờ lên lớp sau đó, tôi mang khoe với bạn bè và ai cũng ngạc nhiên và thích thú vì từ trước tới nay chưa có ai làm tranh như tôi” – ông Đạt nhớ lại. 

Được mọi người ủng hộ cùng sự cố gắng thiết phục gia đình theo nghề làm tranh lông gà, học hết cấp III, Đinh Ngọc Đạt gần như dồn hết tâm huyết, sự say mê hội họa để bắt đầu nghề mới do chính mình sáng tạo nên. Đúc kết kinh nghiệm, miệt sáng tạo với nghề làm tranh, đến nay ông Đạt đã tự tay làm ra gần 600 tác phẩm, với đủ loại chủ đề và kích cỡ. 

“Chùa Cầu” và “Chân dung Trịnh Công Sơn” là hai bức ông Đạt tâm đắc nhất trong đời làm tranh lông gà của mình.

“Những bức tranh về con vật, phong cảnh thì dễ làm và ít tốn công lẫn nguyên liệu hơn. Nhưng đối với những bức tranh về chân dung thì cần phải đầu tư công sức và rất cần những sợi lông gà mịn và màu đậm mới có thể tạo nên tác phẩm đẹp và hút hồn du khách” – ông Đạt tiết lộ. 

Nổi tiếng gần xa nhờ du lịch

Để có được chất liệu làm tranh, hàng tuần, ông Đạt cùng vợ chạy xe đến các lò giết mổ gà ở gần chợ Hội An để xin lông gà rồi về phân loại và xử lý để không còn mùi hôi. Tuy công việc này rất nhẹ nhàng nhưng cần sự tỉ mỉ và biết quan sát để lựa được lượng lông gà đẹp và phù hợp để làm tranh. 

Làm thành công một bức tranh lông gà, thì công đoạn phát thảo sơ lược trên giấy bằng bút chì phải hoàn chỉnh và thể hiện rõ ý đồ và chủ đề của bức tranh. Sau đó, người làm chỉ việc đặt lông gà lên giấy cứng và dán bằng keo trong.

“Ngó qua thấy đơn giản nhưng rất khó làm vì nếu đôi tay không khéo thì sẽ hư bức tranh liền. Hơn nữa, để một bức tranh “ra lò” thành công thì người làm cần có chút ít kiến thức về hội họa để khi làm tranh, khi đó người làm dễ hài hòa được bố cục và sắc thái một bức tranh” – ông Đạt lí giải. 

Ông Đạt tâm sự, để theo đuổi và cố sống với nghề gần 40 năm nay, hai vợ chồng đã tranh thủ làm thêm nhiều công việc khác để trang trải cuộc sống.

“Những năm 80-90, người ta ít biết đến tranh của mình nên nhiều sản phẩm làm ra khó bán được, nhiều lần đi giới thiệu tranh nhiều nơi nhưng họ rất kén chọn vì đây là sản phẩm lạ, sợ không ai mua. Nhiều lúc, kinh phí làm tranh không còn vì tranh làm ra ế ẩm, không ai mua” – ông Đạt chua xót.

May thay, lúc đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1999, khách du lịch tứ phương về đây thăm quan. Nghề làm tranh lông gà của ông Đạt từ đó như được hồi sinh vì được nhiều người biết đến và hỏi mua, nhất là khách quốc tế:; nhiều khách ở Đà Nẵng và Hải Phòng đã vào đây đặt hàng nhiều lần.

Nhiều người vì quá thán phục sự sáng tạo của ông Đạt sau khi đến tận nơi tham quan, sau đó về nước viết báo rồi gửi về cho ông Đạt xem. Gần đây nhất, vào tháng 8-2014, ông Mitsuhiro Fumayama, một nhà làm phim người Nhật đã đến tận nhà ông để xin được tìm hiểu và quay phim tài liệu về nghề đặc biệt của ông cả tháng trời. 

Qua nhiều năm say mê với nghề, đến nay, ông Đạt đã mở được hai cuộc triển lãm tranh cấp thành phố để quản bá và giới thiệu dòng tranh mới lạ này. Dù đã cho ra gần 600 bức tranh lông gà nhưng đến nay nhiều tác phẩm được du khách đặt mua nhưng vì quá tiếc nên ông Đạt không dám bán mà để lại làm kỉ niệm.

Ông Đạt còn cho biết: Bức tranh về Chùa Cầu và chân dung Trịnh Công Sơn là hai bức mà ông tâm đắc nhất và không bán cả hai có một sức hút đặc biệt để tôi sống và chiêm ngưỡng mỗi khi thức dậy.

“Làm tranh cũng chỉ vì đam mê và mong muốn được mọi người biết đến nghề mới, lạ và độc của gia đình nên tôi không đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu mà rất vui mừng vì đã góp phần tạo nên những giá trị nghệ thuật mới nhưng đầy bản sắc và làm đa dạng sản phẩm du lịch cho phố cổ” – ông Đạt tâm sự. 

Bạn đang đọc bài viết Lần đầu giáp mặt họa sỹ vang danh nhờ tranh... lông gà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Tin mới

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.