Thứ sáu, 29/03/2024 21:05 (GMT+7)

Vật vờ tìm bến đỗ ô tô giữa Sài Gòn

Cao Nguyên -  Thứ năm, 03/09/2020 08:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Sở Giao thông vận tải TPHCM, tính đến giữa năm 2019, TPHCM có 8,94 triệu xe cá nhân, tăng 6,98% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong số đó có khoảng 825.343 ô tô, tăng 15,99% và 8,12 tiệu xe máy, tăng 6,14%. Tính từ năm 2010 đến nay, TP.HCM tăng thêm hơn 4 triệu xe. Như vậy bình quân mỗi người dân đều có một xe máy hoặc ô tô.

Đường Điện Biên Phủ được chọn làm đường ưu tiên cho xe buýt

Theo quy hoạch năm 2008, TP.HCM xây dựng 8 bãi xe ngầm tại quận 1 gồm: khu vực sân khấu Trống Đồng, công viên Chi Lăng, công viên Bách Tùng Diệp, công viên Lê Văn Tám, Khu vực số 116 Nguyễn Du, sân vận động Hoa Lư, sân bóng đá Tao Đàn, bờ sông Sài Gòn (dọc bến Bạch Đằng và đường Nguyễn Huệ).

Đến tháng 12/2012, UBND TP duyệt đồ án quy hoạch 1/2.000 khu trung tâm hiện hữu thành phố, có diện tích 930 ha; bổ sung 3 điểm đậu xe ngầm tại công viên 23/9, công viên dọc sông Sài Gòn (dọc đường Tôn Đức Thắng) và Công trường Mê Linh.

Tháng 7/2019, Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương, đã có văn bản cam kết đủ năng lực để triển khai thực hiện dự án bãi đậu xe ngầm; kết hợp thương mại-dịch vụ và sân khấu Trống Đồng. Mặc dù trước đó dự án này nằm trong danh sách dự án bị huỷ bỏ năm 2018.

TP.HCM chấm dứt dự án bãi đậu xe ngầm tại công viên Lê Văn Tám

Với diện tích 5.327 m2, tổng vốn đầu tư 882 tỉ đồng, công trình gồm 7 tầng hầm, 3 tầng nổi, có thể đậu 878 ô tô và 400 xe máy. Khởi công trong tháng 6/2020 và dự kiến hoàn thành công trình trong 30 tháng. Đây là dự án có thể góp phần vào giải pháp tìm ra một trạm dừng chân của ô tô và xe máy trong nội ô.

Tháng 8/ 2019, UBND TP đã chấm dứt hợp đồng, khai tử dự án bãi đậu xe ngầm công viên Lê Văn Tám trị giá 200 triệu USD.

Như vậy, sau nhiều năm, bên cạnh vài dự án được triển khai thì cũng có nhiều dự án bãi đậu xe ngầm được khép lại.

Là nơi mang lại nhiều nguồn thu lớn, chủ lực cho ngân sách Nhà nước; vì lẽ đó, TP.HCM tập trung thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, người dân trên mọi miền đất nước tìm về đây làm ăn sinh sống. Song song với sự phát triển kinh tế từ sản xuất đến kinh doanh, xuất nhập khẩu,…, tốc độ phát triển các dịch vụ, phương tiện giao thông cũng tăng rất nhanh để kịp đáp ứng nhu cầu vận tải giao thương nội và ngoại thành khu vực TP.HCM. 

Phương tiện giao thông loay hoay tìm lối đi trong giờ cao điểm

Vì sự phát triển và thu hút đó, TP.HCM, vấn nạn kẹt xe vài giờ trên đường luôn thường xuyên xảy ra. Thời gian phải đỗ xe, kẹt xe trên nhiều đoạn đường trong nội ô thành phố có thể đi được vài trăm kilomet ngoài vùng ngoại ô; hay di chuyển trên các tuyến đường thông thoáng khác. Ước tính trong suốt cuộc đời, có thể mỗi người sẽ mất thời gian 10 năm để chôn chân trên đường. Đây là sự ám ảnh lớn cho rất nhiều người. Chính quyền thành phố cũng đã đưa ra nhiều giải pháp như làm cầu vượt, hầm chui, mở rộng đường, nhưng vẫn không kịp đáp ứng nhu cầu vận tải giao thương trong khi tốc độ phát triển phương tiện giao thông là quá lớn.

Theo tìm hiểu của PV, các phương tiện giao thông rất khó khăn để di chuyển trên nhiều cung đường, đặc biệt là giờ cao điểm, mặc dù các nút thắt giao thông quan trọng đã có CSGT hướng dẫn, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng kẹt xe làm chậm trễ thời gian, ảnh hưởng đến công việc rất lớn. Đã có nhiều người than phiền; các chuyến tàu xe bị huỷ vì trễ, nhiều cuộc giao thương không đúng hẹn, hợp đồng mất kí kết vì trễ thời gian.

Anh N.V.T làm nghề tài xế Grap trên địa bàn Quận Tân Phú, TP.HCM cho biết: “Vào giờ cao điểm, thật khó đưa đón khách kịp thời gian để đáp ứng công việc của họ. Và càng khó hơn để tìm được một chỗ đỗ xe, tôi nhiều lúc rất vật vờ, mệt mỏi trong di chuyển ô tô, mặc dù đường sá trong thành phố tôi rất thông thạo, nên có khi vào nhiều khoảng thời gian trong ngày đành phải tắt điện thoại không nhận khách. Có hôm mập mờ đậu sai chỗ  vì xe quá đông và cũng vì đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thế là bị CSGT xử lí ngay.”

Nhịp sống đô thị phát triển, phương tiện giao thông tăng vọt, hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp, giải pháp nào cho việc ô tô tìm được bến đỗ dễ dàng ?. Đó là câu hỏi đau đầu cho những nhà hoạch định !. Nhiều người dân sống trên địa bàn thành phố có ô tô chia sẻ; chỉ dùng xe để đi đâu đó xa nội ô thành phố, đi du lịch, hay công việc quan trọng ngoài tỉnh, thời gian còn lại xe chỉ nằm trong bãi đậu xe hay để ở nhà. Sự vật vờ tìm một chỗ đậu xe trong thành phố, đặc biệt là các quận trung tâm còn đáng sợ hơn nhiều. Điểm cần đến lại không đậu xe được nên đành phải đi nhờ các phương tiện giản đơn như Grap, Goviet…bằng xe máy ngay cả khi cần di chuyển bằng ô tô.

Có vài lần gặp các bác tài chở khách tỉnh lên thành phố công tác và khám chữa bệnh đã than thở rất nhiều, vào các quận trung tâm, nhiều biển cấm dừng, cấm đỗ, đã làm khổ các bác tài trong việc phục vụ đưa đón hành khách. Loạng choạng là được CSGT hỏi thăm ngay; vì loai hoai giữa các ngã đường hay đậu xe lệch sai vị trí theo quy định vì không thông thạo đường xá nội ô.

Nhiều người dân sống trên địa bàn thành phố cũng thở than rất nhiều, lúc việc gấp, cần di chuyển bằng một phương tiện cá nhân như ô tô, thì ôi thôi, ra đường là kẹt, là chờ đợi... Đến nơi cần đến, xong, không thể nào tìm được một chỗ đậu xe để tương tác công việc hay giao dịch thương mại, vì đặc thù của TP.HCM là tất cả các tuyến đường đều được làm nơi để kinh doanh, dịch vụ mua bán, nên ô tô và cả xe máy cũng không thể đậu vì sai luật. Nên rất vất vả cho mỗi một phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là việc ô tô tìm được một bến đỗ đúng luật và cảm thấy yên tâm là điều khó. Đây là nổi ám ảnh không nhỏ về giao thông cho các phương tiện, không phải chỉ riêng cư dân sống trên địa bàn mà cả những người có dịp đến Thành phố HCM.

Mới đây, Sở Giao thông vận tải đã trình UBND TP về dự thảo “Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp sử dụng kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân trên địa bàn TP.” Nội dung đề án này do Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) nghiên cứu và xây dựng từ năm 2016. Dự kiến, UBND TP.HCM sau khi xem xét sẽ trình đề án cho HĐND TP xem xét trong kì họp sắp tới.

Với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông, trong đó có các phương tiện giao thông cá nhân tăng hơn rất nhiều so với sự phát triển hạ tầng giao thông. Trong thời gian tới, nếu không kiểm soát được các phương tiện theo hướng mới, không có các giải pháp thiết thực và hiệu quả về hạ tầng giao thông, TP.HCM sẽ còn đối diện với sự ùn tắc và kẹt xe kéo dài và nhiều hơn nữa.

Giải pháp nào là giải pháp thật sự hiệu quả cho việc phát triển hạ tầng giao thông đô thị tại TP.HCM? Trong đó có phương án quy hoạch các điểm đỗ xe và thực hiện các dự án bãi đậu xe ngầm luôn là bài toán khó; khi mà mật độ dân số và lưu lượng ô tô và xe máy quá lớn; đặc biệt là các quận trung tâm thành phố. Đây là vấn đề luôn nóng cho giao thông đô thị tại TP.HCM và là câu chuyện lớn, thách thức lớn của Nhà chức trách.

Trước đó, năm 2013, bãi đậu xe cao tầng số 71 Chế Lan Viên, quận Tân Phú có sức chứa 1400 xe ô tô và 1400 xe máy. Sau đó, tháng 5/2014 bãi đậu số 121- 139 Cô Giang (Q1), có sức chứa 500 xe ô tô và 1500 xe 2 bánh cũng được đưa vào sử dụng.                                                             

Bạn đang đọc bài viết Vật vờ tìm bến đỗ ô tô giữa Sài Gòn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới