Thứ năm, 18/04/2024 12:44 (GMT+7)

Vi phạm luật tài nguyên môi trường biển có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng

MTĐT -  Thứ năm, 26/09/2019 17:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ TN&MT vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Theo báo Tài nguyên và Môi trường, nguyên tắc xây dựng Nghị định được đưa ra là tất cả các hành vi vi phạm phải được quy định cụ thể, chi tiết; mức xử phạt phù hợp, khả thi, bảo đảm tính răn đe, đáp ứng yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo .

Trước đó, ngày 25/6/2015, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, trong đó, quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Trong quá trình kiểm tra, giám sát việc triển khai Luật đến nay phát sinh nhiều hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh lực quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo chưa có chế tài xử phạt.

Hiện nay, các mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển được quy định tại nhiều văn bản chuyên ngành khác nhau. Mặt khác, các văn bản này chưa quy định việc xử phạt các hành vi vi phạm đã được xác định trong Luật như: Xử phạt hành chính hành vi vi phạm trong cấp phép nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam; quy định về nhận chìm ở biển; quy định về giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; các quy định về hành lang bảo vệ bờ biển.

Ngay sau khi được giao nhiệm vụ, Bộ TN&MT đã tập trung triển khai rà soát các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển; đồng thời, nghiên cứu các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan đến lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo: Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, hàng hải, du lịch, quốc phòng, dầu khí, thủy sản... để đề xuất các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt cho phù hợp đối với từng nhóm hành vi cụ thể.

Phạt tiền với hành vi nhận chìm khi không có giấy phép nhận chìm những vật, chất không thuộc danh mục được nhận chìm ở biển.

Theo đó, Dự thảo Nghị định đề xuất sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hoặc thực hiện không đúng chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật.

 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa sự cố môi trường biển trong quá trình hoạt động nhận chìm ở biển.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không lập Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép nhận chìm ở biển hoặc Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép nhận chìm ở biển hoặc Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển hoặc Hồ sơ trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển đối với các trường hợp phải cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển theo quy định.

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp khắc phục sự cố môi trường biển trong quá trình hoạt động nhận chìm ở biển của mình gây ra.

Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi không bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra.

Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm ở vùng biển Việt Nam đối với vật, chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung đối với một số trường hợp vi phạm sẽ là: Đình chỉ hoạt động nhận chìm có thời hạn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2, 4, 5 Điều này.

Trong trường hợp vi phạm về thực hiện nhận chìm ở biển khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển sẽ phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển.

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 lần đến 1,5 lần; phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 lần đến 3 lần; phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 3 lần đến 5 lần; phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 lần đến 10 lần; phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật lớn hơn 10 lần. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển mà vị trí nhận chìm thuộc khu vực đã được phê duyệt hoặc quy hoạch.

Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển nhưng vật, chất không thuộc danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng các thông số trong thành phần vật, chất nhận chìm nhỏ hơn giới hạn cho phép.

Phạt tiền với hành vi thực hiện nhận chìm khi không có giấy phép nhận chìm ở biển nhưng vật, chất không thuộc danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng một trong các thông số trong thành phần vượt quy chuẩn kỹ thuật như sau: Phạt tiền từ 550.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 lần đến 1,5 lần; phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 650.000.000 đồng đối với hành vi nhận chìm vật, chất mà có hàm lượng một trong các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 lần đến 3 lần…

Ứng Chi (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Vi phạm luật tài nguyên môi trường biển có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Khai mạc Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3
Tối 17-4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024.