Thứ sáu, 29/03/2024 17:09 (GMT+7)

Vì sao chọn cá chép cúng ông Công ông Táo?

MTĐT -  Thứ sáu, 17/01/2020 08:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo phong tục văn hóa của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm là mọi gia đình lại đi mua cá chép để cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.

Theo thuyết để lại thì Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc đã làm và chưa làm được trong năm với Thiên đình. Sau đó, đến đêm giao thừa, các Táo mới trở lại trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, việc các gia đình thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp là dựa trên sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng.

Cụ thể, tương truyền rằng ngày xưa nước từ mưa gió, sông, biển, và những sinh vật sống trong nước được ông Trời tạo ra đầu tiên và cũng chính là khởi nguồn của mọi thứ.

Sau này, vì bận bịu tạo ra người và vạn vật nên Trời không làm mưa gió nữa mà giao cho rồng – một sinh vật sống ở cõi trời nhiệm vụ bay lượn ở trên không và phun nước xuống trần gian làm mưa.

Nhưng ngặt nỗi, số rồng trên trời quá ít nên không thể làm mưa đều khắp mọi nơi, cho nên ông Trời mới tổ chức một kỳ thi gọi là “thi rồng” để kén chọn những con vật ở trần gian có đủ tiêu chuẩn để trở thành một chú rồng.

Khi chiếu chỉ ban xuống dưới Thủy cung, vua Thủy tề đã loan báo cho tất cả các giống loài sống ở đó và chúng hăm hở dự thi. Cuộc “thi rồng” gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, có thể vượt qua cả ba vòng thì mới đủ tiêu chuẩn để được hóa rồng.

Trong một tháng trời đằng đẵng, hầu như các loài thủy tộc đến thi đều bị loại vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng.

Con cá rô chỉ nhảy qua được một đợt sóng, và phải dừng lại ở đợt sóng thứ hai. Con tôm thì nhảy qua được hai đợt, ruột gan, vây, vẩy, râu và đuôi đã gần hóa rồng. Nhưng khốn thay, đến đợt ba, lại đuối sức bị ngã nên lưng cong lại.

Đến lượt có một con cá chép vào dự thi, con cá này bản chất khá đặc biệt vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai quý.

Thần gió thấy sự lạ bay đến để xem nên gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao cũng trỗi dậy. Cá chép nhờ đợt sóng cao đưa lên, vượt một lần qua cả ba đợt sóng một cách dễ dàng rồi từ tốn nhả viên ngọc vượt qua Vũ Long Môn và hóa rồng.

Chia sẻ với Zing về vấn đề này, iến sĩ văn hóa học Nguyễn Thị Hồng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết, nguồn gốc việc cúng cá chép trong ngày này là vì cá chép là một trong 3 thứ Tam sinh, tượng trưng cho phú quý. Đồng thời, quan niệm dân gian cho rằng cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng. Rồng có khả năng gọi mưa, rất cần cho cư dân nông nghiệp lúa nước.

Ngoài ra, cá chép còn đại diện cho sự phát triển và khả năng sinh sôi rất lớn. Điều này tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi, phát triển của người Việt xưa.

Còn theo chia sẻ của GS.TS Ngô Đức Thịnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam), Tết ông Công ông Táo là một Tết riêng, nhưng thực chất nó lại mở đầu cho Tết Nguyên đán.

Theo quan niệm, ông Công ông Táo ở trong mỗi gian bếp của gia đình, do đó những việc tốt, xấu, hòa thuận hay không của gia đình đó ông Công ông Táo đều nắm rõ.

Giáo sư Đức Thịnh cho rằng ý nghĩa giáo dục của ngày này là mọi người sống như nào để khi Táo quân về chầu trời sẽ nói những điều tốt đẹp về gia đình đó. Từ đó các quan thần linh thổ địa sẽ phù hộ cho gia chủ.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao chọn cá chép cúng ông Công ông Táo?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.