Thứ tư, 24/04/2024 21:59 (GMT+7)

Vì sao chưa cưỡng chế 18 công trình 'xẻ thịt' đất rừng Sóc Sơn?

MTĐT -  Thứ năm, 29/11/2018 12:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, Sở này đang phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn lập phương án. Nhưng do nguồn gốc đất ở đây phức tạp nên huyện chưa tổ chức cưỡng chế.

Theo báo Giao thông đưa tin, trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị Ban chấp hành đảng bộ TP Hà Nội diễn ra sáng 28/11, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã thông tin về việc sổ đỏ được cấp cho nhiều hộ dân trong khu vực quy hoạch đất rừng phòng hộ tại H. Sóc Sơn, trong đó có diện tích do Sở quản lý.

Cụ thể, ông Mỹ cho biết, qua làm việc với huyện Sóc Sơn và Ban quản lý rừng Sóc Sơn thì nhận thấy nhiều trường hợp hồ sơ giao đất không đúng quy định. Và nhiều trường hợp xã cấp sổ đỏ vào đất rừng không đúng quy định.

“Người dân được giao đất để trồng rừng chứ không phải để ở, thế mới dẫn đến vấn đề những trường hợp cấp sổ đỏ vào đất rừng là sai”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội khẳng định.

Theo ông Mỹ, trên địa bàn huyện Sóc Sơn có hơn 4.000 ha rừng phòng hộ, trong đó huyện quản lý hơn 2.000 ha, Ban quản lý rừng (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) quản lý 2.000 ha.

Hà Nội vẫn chưa cưỡng chế các công trình sai phạm. Ảnh: Internet. 

Về việc xử lý 18 hộ vi phạm nằm trong khu vực rừng phòng hộ ở thôn Lâm Trường (xã Minh Phú), ông Mỹ cho hay, hiện nay Sở đang phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn lập phương án cưỡng chế.

“Nhưng do nguồn gốc đất ở đây phức tạp nên huyện chưa tổ chức cưỡng chế”, ông Mỹ nói và cho biết, Ban Quản lý rừng Sóc Sơn đã chuyển toàn bộ hồ sơ những công trình vi phạm tại thôn Lâm Trường cho chính quyền huyện nghiên cứu để đưa ra phương án xử lý theo quy định.

Trước đó, UBND xã Minh Phú đã ban hành quyết định về việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng. Theo đó, giao cho ông Nguyễn Đức Tâm - Phó Chủ tịch UBND xã, ông Dương Văn Thức - Trưởng Công an xã phối hợp, tổ quản lý trật tự xây dựng đô thị xã và các cơ quan liên quan khác tổ chức thi hành quyết định trong thời hạn 30 ngày. Sau đó, xã đã gửi quyết định này đến các hộ gia đình có trong danh sách công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng.

Ông Nguyễn Đức Tâm - Phó Chủ tịch UBND xã Minh Phú cho biết, 18 trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên đất thuộc quy hoạch là rừng phòng hộ - bảo vệ môi trường tại thôn Lâm Trường, đến nay đã có 5 hộ tự tháo dỡ phần vi phạm. Trong số các công trình đã giải tỏa, tháo dỡ bao gồm nhà ở, nhà bảo vệ và lán tạm.

Cuối tháng 10 vừa qua, trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thanh Huyền, Phó Đội trưởng Thanh tra xây dựng huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội), cho biết huyện Sóc Sơn đã phê duyệt kế hoạch cưỡng chế 18 công trình sai phạm về trật tự xây dựng trên đất rừng phòng hộ ở xã Minh Phú.

Bà cũng cho biết, xã Minh Phú báo cáo lên có 3 hộ đang tự động tháo dỡ, còn 15 hộ thanh tra xây dựng huyện đang đốc thúc chính quyền địa phương vận động người dân tự tháo dỡ. Trong tháng 11, nếu các công trình không được tháo dỡ, huyện sẽ cưỡng chế.

Năm 2006, Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm sau khi kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất rừng tại lâm trường Sóc Sơn và 9 xã khác. Thống kê có hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha. Trong số này, gần 80 nhà kiên cố, nhà sàn; 26 trang trại, xưởng sản xuất.

Nhà của ca sĩ Mỹ Linh, Việt Phủ Thành Chương nằm trong kết luận của Thanh tra Chính phủ từ năm 2006.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao chưa cưỡng chế 18 công trình 'xẻ thịt' đất rừng Sóc Sơn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.