Thứ năm, 28/03/2024 22:29 (GMT+7)

Vì sao động đất lại liên tiếp xảy ra ở Sơn La?

MTĐT -  Thứ hai, 03/08/2020 16:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Viện Vật lý địa cầu, khoảng 11 giờ 59 phút hôm nay (3/8), động đất lại tiếp tục xuất hiện ở huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), cường độ từ 2,5 độ richter.

Theo thông báo mới của Viện Vật lý địa cầu cho biết, động đất ở huyện Mộc Châu, Sơn La xảy ra trong khoảng 04 giờ 59 phút 21 giây (GMT) ngày 03/8/2020 tức 11 giờ 59 phút 21 giây ngày 03/8/2020 (giờ địa phương).

Toạ độ trận động đất 20.949N - 104.706E. Độ sâu khoảng 8.1km. Độ lớn: M= 2.5. Cấp độ rủi ro thiên tai: 0.

Trước đó, vào hồi 09 giờ 38 phút 33 giây (giờ GMT) ngày 02/8/2020 tức 16 giờ 38 phút 33 giây (giờ Hà Nội) ngày 02/8/2020 một trận động đất có độ lớn 2.9 xảy ra tại vị trí có tọa độ 20.928độ vĩ Bắc, 104.701độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km.

Vị trí tâm chấn động đất ở huyện Mộc Châu (Sơn La).

Động đất xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Ngày 1/8 cũng đã ghi nhận động đất tại Mộc Châu, trong khoảng thời gian 22 giờ 31 phút 13 giây (GMT), ngày 31/7/2020, tức 05 giờ 31 phút 13 giây, ngày 01/8/2020 (giờ địa phương).

Tọa độ trận động đất 20.916 N-104.719E. Độ sâu: khoảng 8.1 km Độ lớn: M=3.6 Cấp độ rủi ro thiên tai: 0.

Theo PGS-TS Cao Đình Triều, Viện trưởng Viện Địa vật lý ứng dụng - Liên hiệp Các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, các trận động đất xảy ra trong thời gian qua ở khu vực này nằm trong đứt gãy sông Đà.

Hầu hết các trận động đất vừa xảy ra tại tỉnh Sơn La là động đất nhỏ, hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên. Riêng trận động đất đầu tiên với cường độ 5,3 độ Richter có thể coi là động đất trung bình.

"Nếu cường độ động đất tăng dần, cao hơn, ví dụ từ 5,3 lên 6, 7 độ Richter… mới đáng lo ngại. Còn sau trận động đất lớn nhất, nếu xuất hiện các trận động đất nhỏ hơn thì không có gì nguy hiểm" - ông Triều nói.

Qua nghiên cứu diễn biến động đất ở Việt Nam, Viện Vật lý địa cầu kết luận khu vực Tây Bắc có hoạt động động đất mạnh nhất và thường xuyên xảy ra. Do đó, việc xảy ra động đất liên tục như vừa rồi là bình thường khi tích lũy năng lượng đủ lớn.

Cùng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho rằng, các trận động đất xảy ra trong thời gian qua ở khu vực Mộc Châu (Sơn La) là động đất nhỏ, hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên. Riêng trận động đất đầu tiên với cường độ 5,3 độ Richter có thể coi là động đất trung bình, sau động đất có đến hơn 30 dư chấn được ghi nhận.

Theo Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cần có chiến lược căn cơ, lâu dài ứng phó với động đất. Để tránh những rủi ro và phòng tránh động đất, TS Nguyễn Xuân Anh lưu ý nhà cửa ở khu vực này phải thiết kế theo quy chuẩn kháng chấn của ngành xây dựng.

Bên cạnh đó, người dân cũng phải được tập huấn nhuần nhuyễn các kỹ năng ứng phó, phải biết làm gì khi động đất xảy ra.

"Khu vực Tây Bắc, trong lịch sử đã xảy ra những trận động đất rất mạnh 6,7-6,8 độ Richter. Đối với khu vực này trong tương lai, để chủ động phòng tránh, cần phải xây dựng phương án phòng chống động đất một cách bài bản.

Từ công tác quy hoạch đến xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, cần tính đến thông số môi trường động đất khu vực" - Viện trưởng Nguyễn Xuân Anh đề nghị.

Hoài Thu (TH)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao động đất lại liên tiếp xảy ra ở Sơn La?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.