Thứ năm, 28/03/2024 17:10 (GMT+7)

Vì sao không khí Hà Nội ô nhiễm trong thời gian giãn cách xã hội?

MTĐT -  Thứ ba, 21/04/2020 12:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ 13/4 đến nay, Hà Nội và TP.HCM vẫn có những ngày giá trị thông số bụi mịn PM2,5 tăng cao, vượt ngưỡng Quy chuẩn Việt Nam.

Theo Tổng cục Môi trường, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội từ ngày 13/4 đến nay, chất lượng không khí tại đa số các đô thị đều ở mức tốt và trung bình.

Đáng nói, tại các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM vẫn có những ngày giá trị thông số bụi mịn PM2,5 tăng cao, vượt ngưỡng Quy chuẩn Việt Nam.

Cụ thể, tại Hà Nội, có 3/7 ngày có giá trị PM2.5 trung bình 24 giờ vượt ngưỡng giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam.

Còn tại TP.HCM, mặc dù không có ngày nào giá trị thông số PM2.5 trung bình 24 giờ vượt Quy chuẩn Việt Nam, nhưng cũng có những ngày giá trị PM2.5 tăng khá cao, nhất là ngày 13-15/4.

Theo kết quả quan trắc tại các trạm quan trắc không khí trong nội thành Hà Nội, giá trị trung bình 24 giờ của thông số PM2.5 có sự thay đổi rất lớn giữa các ngày. Ngày 13/4, giá trị PM2.5 trung bình 24 giờ đều rất thấp ở tất cả các trạm.

Lượng phương tiện tham gia giao thông tại Hà Nội bắt đầu tăng cao.

Tuy nhiên, từ ngày 15-16/4, ô nhiễm bụi PM2.5 tăng khá cao, hầu hết các trạm đều có giá trị trung bình 24 giờ của PM2.5 vượt giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam. Đây cũng là khoảng thời gian chỉ số ô nhiễm không khí ở mức cao nhất.

Ngoài ra, kết quả tính toán chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) ngày tại các trạm cũng cho thấy trong các ngày 15 và 16/4, chất lượng không khí duy trì ở mức kém (AQI từ 101-150) tại đa số các trạm ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ ngày 17-19/4, mức độ ô nhiễm bụi PM2.5 tại Thủ đô đã giảm, chất lượng không khí được đánh giá ở mức trung bình.

Lý giải về tình trạng này, Tổng cục Môi trường cho biết, những ngày ô nhiễm là những ngày lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại khu vực nội đô gia tăng. Tại Hà Nội còn chịu ảnh hưởng thêm bởi yếu tố thời tiết. Khoảng thời gian này là những ngày lặng gió, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn.

Trước đó, trong khoảng thời gian từ 20/3 đến 10/4, chất lượng không khí tại các khu vực đô thị tốt hơn so tháng 1 và tháng 2/2020. Điều này thể hiện khá rõ tại TP Hồ Chí Minh - nơi ít chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của yếu tố thời tiết.

So sánh diễn biến chất lượng không khí từ ngày 1/1 đến 10/4 năm 2020 với cùng kỳ của những năm trước đó, chất lượng không khí cũng có xu hướng được cải thiện hơn. Trong khi đó, từ thời gian nửa cuối tháng 3 đến 10/4, giá trị thông số PM2.5 thấp hơn hẳn thời gian cùng kỳ những năm trước đó. "Điều này cho thấy ảnh hưởng của các nguồn phát thải như giao thông và hoạt động sản xuất có tác động đáng kể đến chất lượng không khí đô thị", Tổng cục Môi trường nhận định.

Tổng cục Môi trường cho rằng, về những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí, các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông, xây dựng… đều là nguồn phát sinh bụi và khí thải vào môi trường không khí.

Chính vì vậy, khi các đô thị lớn của nước ta thực hiện lệnh cách ly xã hội, cùng với các hoạt động sản xuất, giao thông, xây dựng… giảm hoặc dừng hoạt động đã khiến chất lượng không khí được cải thiện. Ngoài nguyên nhân thời tiết khách quan, chính sự thay đổi các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người là nguyên nhân quan trọng làm thay đổi chất lượng không khí.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao không khí Hà Nội ô nhiễm trong thời gian giãn cách xã hội?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.