Thứ bảy, 20/04/2024 20:19 (GMT+7)

Vì sao mưa đá liên tiếp xuất hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc?

MTĐT -  Thứ năm, 23/04/2020 10:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiều địa phương ở vùng núi phía Bắc đã có mưa to trên diện rộng kèm mưa đá gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu tại nhiều nơi.

Sáng 23/4, thông tin từ UBND huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho biết mưa đá xuất hiện vào khoảng 0h cùng ngày, kéo dài khoảng 1 tiếng trên địa bàn các xã Đoàn Kết, Trung Thành đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà cửa hoa màu, tài sản của người dân.

Tại Hà Giang, mưa đá kèm theo gió lốc đã gây nhiều thiệt hại về nhà ở, hoa màu và công trình phúc lợi của các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc.

Gió lốc đã khiến 810 ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó huyện Xín Mần thiệt hại nặng nhất với 229 nhà bị tốc mái hoàn toàn. Các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Xín Mần và Bắc Mê có 139 nhà bị tốc mái từ 70-90%... Một số công trình phúc lợi bị hư hỏng; rất nhiều diện tích ngô xuân bị đổ, dập; mạ vụ mùa, lúa nương và cây ăn quả của nhân dân cũng bị tàn phá.

Thiệt hại ước tính khoảng 2,2 tỷ đồng.

Khoảng 17h30 ngày 22/4, dông lốc, mưa đá xuất hiện tại tất cả các huyện, thành phố ở Lai Châu và kéo dài hơn nửa giờ, gây nhiều thiệt hại về tài sản, hoa màu của nhân dân.

Cụ thể, tại các huyện Tân Uyên, Tam Đường, Nậm Nhùn và Mường Tè, mưa đá kèm theo dông lốc đã gây thiệt hại lớn về tài sản, cây ăn quả, hoa màu và làm tốc nhiều mái nhà. Các huyện Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ và TP. Lai Châu mưa to kèm theo dông lốc làm dập nát nhiều diện tích hoa màu, đổ gãy cây cối, tốc mái nhà, cũng như hư hỏng nhiều tài sản của nhân dân.

Ngay sau khi nhận được thông tin, BCH phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu đã liên lạc với chính quyền và BCH phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố để chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát thiệt hại, đồng thời tuyên truyền cho các hộ dân chủ động khắc phục thiệt hại.

Trước mắt, các hộ có thiệt hại nhỏ về nhà cửa sớm khắc phục tạm để ổn định cuộc sống. Các hộ thiệt hại nặng về nhà cửa chủ động di chuyển đồ đạc, tài sản đến nhà người thân để ở nhờ trong đêm.

Khoảng 21h ngày 22/4, tại tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa rào kèm theo mưa đá và dông lốc dữ dội, kéo dài khoảng 30 phút. Thiên tai này đã gây ảnh hưởng tại khu vực các phường Quyết Tâm, Chiềng Sinh, Chiềng Ngần (TP. Sơn La) và xã Ngọc Chiến (huyện Mường La).

Hiện tại, chưa có thống kê cụ thể về thiệt hại, song theo ghi nhận ban đầu thì một số diện tích hoa màu của người dân, một số nhà ở của dân đã bị thủng do mưa đá.

Còn tại Lào Cai, mưa đá, giông lốc xuất hiện khoảng 18h15 (22/4), tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương. Tuy trận mưa đá, giông lốc kéo dài chỉ hơn 10 phút nhưng làm hàng trăm diện tích cây cối, hoa màu và nhiều nhà dân bị thiệt hại nặng.

Tại Cao Bằng, mưa giông cũng xuất hiện ở hầu hết các huyện, thành phố. Riêng tại 2 xã Vũ Nông, Ca Thành của huyện Nguyên Bình xuất hiện mưa đá khiến nhiều ngôi nhà bị hư hại. Ngay trong đêm qua, một số hộ dân đã phải di chuyển đến nơi an toàn.

Ngay sáng nay, các địa phương đã khẩn chỉ đạo lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, thống kê tình hình thiệt hại và ổn định cuộc sống cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Từ đầu năm 2020 đến nay, khu vực miền núi phía Bắc xảy ra nhiều đợt mưa đá gây thiệt hại lớn về nhà cửa hoa màu.

Lý giải về việc mưa đá thường xảy ra tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, mưa đá hình thành bên trong những đám mây đối lưu, bao gồm các hạt băng (nước đá) trong suốt hoặc không trong suốt có kích thước khác nhau, nhỏ như hạt đậu hay to như quả bưởi.

Hầu hết các vùng miền trên lãnh thổ nước ta đều nằm trong khu vực bán sơn địa, các tỉnh miền Bắc thường hay chịu tác động của các đợt không khí lạnh mạnh tràn về, kết hợp với hội tụ gió tây nam trên cao là nguyên nhân gây ra mưa đá.

Mưa đá thường hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa thời tiết lạnh sang nóng hoặc giữa nóng sang lạnh (tháng 3,4,5,6 hoặc tháng 8,9,10 và 11). Vào các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các phần tử không khí ở hai khối không khí có bản chất trái ngược nhau. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây ra mưa rào và dông mạnh, kèm theo mưa đá.

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao mưa đá liên tiếp xuất hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất