Thứ sáu, 19/04/2024 10:15 (GMT+7)

Vì sao ông Công, ông Táo lại cưỡi cá chép lên trời?

MTĐT -  Thứ tư, 07/02/2018 06:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tại sao không phải là các con vật khác mà cá chép lại trở thành phương tiện đưa ông Công ông, Táo lên chầu trời trong ngày 23 tháng Chạp?

Cúng ông Công, ông Táo được coi là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt, cứ vào 23 tháng Chạp hàng năm bên cạnh những mâm cơm thịnh soạn thì cũng không thể thiếu hình ảnh của những con cá chép vàng. Bởi lẽ Theo quan niệm dân gian, cá chép sẽ đưa Táo quân lên chầu trời. Nhiều người không khỏi thắc mắc, tại sao lại là cá chép chứ không phải là những con vật khác?

GS Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu văn hóa dân gian cho hay, tục cúng ông Công, ông Táo ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc.

Theo tài liệu cổ ghi lại, đời Tống (Trung Quốc), người dân cúng một con ngựa giấy làm phương tiện cho ông Công ông Táo cưỡi và có 2 con cá (không nói rõ cá gì), một thủ lợn ninh nhừ làm đồ ăn cho Táo.

"Cá vượt vũ môn” để nói đến việc cá chép hóa thành rồng bay lên trời.

Tại Việt Nam, theo tài liệu của ông Phan Kế Bính ghi lại năm 1915 cho biết, người Việt Nam cúng ông Công, ông Táo một con cá chép để làm “ngựa” cho Táo lên trời.

“Trong tiềm thức dân gian người Việt xưa, cá chép có thể hóa rồng và bay lên được. Vì vậy, người Việt đã việt hóa phong tục cúng ông Công ông Táo và chọn cá chép làm phương tiện để táo bay lên trời”, giáo sư Hoạch nói.

Giáo sư Trần Lâm Biền – Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam cho biết thêm, trong âm dương, cá chép tượng trưng cho tính âm, đồng nhất với mặt trăng lên có thể bay lên được.

Ngoài ra, dân gian vẫn tương truyền sự tích “cá vượt vũ môn” để nói đến việc cá chép hóa thành rồng bay lên trời. Cá chép hóa rồng còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí và tượng trưng cho nhân cách thanh cao, tiềm ẩn, hướng đến một kết quả tốt đẹp.

“Dân gian đã nhận thức như thế, vì vậy chỉ có cá chép mới có thể cõng ông Công ông Táo lên chầu trời. Những con vật khác đều không có năng lực”, giáo sư Biền nói.

Thả cá chép việc làm không thể thiếu trong Tết ông Công, ông Táo.

Hiện nay, ở miền Bắc duy trì tục thả cá chép nhiều hơn, miền Nam thì thường đốt hình cá chép bằng giấy vàng mã.

Khi cúng ông Táo, người ta đặt cá chép ở chậu trước chỗ bàn thờ ông Táo. Sau khi gia chủ làm lễ xong xuôi thì mang cá chép ra sông, hồ phóng sinh để ông Táo có phương tiện về chầu trời.

Có một số người đang hiểu sai rằng tiễn ông Táo về trời là ném luôn bàn thờ ông Táo hoặc ném hết chân nhang.

Thực ra, nếu đúng phong tục là cúng ông Táo xong sẽ lau dọn lại lư hương, đắp tro cho đầy lư hương hơn, nhổ bớt những tàn của lư hương mang đi đốt và chỉ chừa lại 3 cây. Sau đó, gia chủ sẽ ngừng thắp hương cho đến ngày 30 Tết đón ông bà về ăn Tết thì đón luôn ông Táo.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao ông Công, ông Táo lại cưỡi cá chép lên trời?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?