Thứ năm, 25/04/2024 23:07 (GMT+7)

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng tác động tới môi trường như thế nào?

Lâm Hà -  Thứ ba, 17/01/2023 13:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tài nguyên năng lượng mà con người đang sử dụng bao gồm than đá, dầu và khí đốt, thuỷ năng, năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt... Việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng này đều có tác động tới môi trường.

tm-img-alt
Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng

Than đá: Là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 700 tỷ tấn, có khả năng đáp ứng nhu cầu con người khoảng 180 năm. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường hiện nay đang tồn tại:

- Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò.

- Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng.

- Đốt than tạo ra khí SO2, CO2. Theo tính toán một nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1.000 MW hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO2, 18.000 tấn N0X, 11.000 - 680.000 tấn phế thải rắn. Trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại.

tm-img-alt
50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác trên biển

Dầu và khí đốt: Trong tình trạng hiện nay việc khai thác, sử dụng dầu khí và khí đốt đang tạo ra các vấn đề môi trường như:

- Khai thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, không khí, nước. Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác trên biển).

- Chế biến dầu gây ô nhiễm dầu và kim loại nặng kể cả kim loại phóng xạ.

- Đốt dầu khí tạo ra các chất thải khí tương tự như đốt than.

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng có tác động như thế nào tới môi trường
Việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra các tác động đến môi trường

Thuỷ năng: Thuỷ năng được gọi là năng lượng sạch với tổng trữ lượng thế giới 2.214.000 MW, riêng Việt Nam 30.970 MW chiếm 1,4% tổng trữ lượng thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra các tác động môi trường như động đất kích thích, thay đổi khí hậu thời tiết khu vực, mất đất canh tác, tạo ra lượng CH4 do phân huỷ chất hữu cơ lòng hồ, tạo ra các biến đổi thuỷ văn hạ lưu, tăng độ mặn nước sông, ảnh hưởng đến sự phát triển của các quần thể cá trên sông, tiềm ẩn tai biến môi trường.

tm-img-alt
Ứng cứu sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) sau thảm họa kép động đất, sóng thần. Ảnh: AFP

Năng lượng hạt nhân: là nguồn năng lượng giải phóng trong quá trình phân huỷ hạt nhân các nguyên tố U, Th hoặc tổng hợp nhiệt hạch. Theo tính toán năng lượng giải phóng ra từ 1g U235 tương đương với năng lượng do đốt 1 tấn than đá. Nguồn năng lượng hạt nhân có ưu điểm không tạo nên các loại khí nhà kính như CO2, bụi. Tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân hiện nay là nguồn gây nguy hiểm lớn về môi trường do chất thải phóng xạ, khí, rắn, lỏng và các sự cố nhà máy. Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Checnobưn Liên Xô là một ví dụ điển hình.

Các nguồn năng lượng khác:

Việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng có tác động như thế nào tới môi trường
Quá trình sản xuất các thiết bị khai thác năng lượng mặt trời có thể gây hại cho môi trường

- Gió, bức xạ mặt trời, thuỷ năng được xếp vào loại năng lượng sạch có công suất bé và thích hợp cho một số khu vực có trữ lượng phong phú và xa các nguồn năng lượng truyền thống khác như các hải đảo. Mặc dù năng lượng mặt trời tạo ra năng lượng sạch, tái tạo và bền vững, nhưng quá trình sản xuất các thiết bị có thể gây hại cho môi trường và kèm theo phát thải các-bon và khí nhà kính, đốt nhiên liệu hóa thạch, chất thải nhựa và sử dụng các vật liệu độc hại. Một số bình lưu trữ năng lượng nhiệt mặt trời sử dụng chất lỏng nguy hiểm. Các tháp điện mặt trời, hoạt động trên nguyên tắc tập trung ánh sáng mặt trời, đã cho thấy có nguy cơ gây hại cho các loài chim, tương tự như các tuabin gió.

- Gỗ, củi thích hợp cho sử dụng quy mô nhỏ, và nền kinh tế công nghiệp kém phát triển. Việc khai thác gỗ làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và các loài động vật, chưa kể việc đốt cháy chúng gây ra các khí độc hại, gây ô nhiễm không khí.

- Địa nhiệt thích hợp với các vùng có núi lửa và hoạt động địa chất mạnh như Italia, Ailen, Kamchatka (Nga). Vì nguồn địa nhiệt thường tập trung ở các vị trí tiếp giáp của các mảng kiến tạo địa chất nên việc khai thác tiềm ẩn nhiều nguy cơ động đất.

Tham khảo: 200 câu hỏi/đáp về môi trường

Bạn đang đọc bài viết Việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng tác động tới môi trường như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.
Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.