Thứ năm, 25/04/2024 19:49 (GMT+7)

Việt Nam là hình mẫu phát triển năng lượng tái tạo cho các nước ASEAN

MTĐT -  Thứ hai, 04/10/2021 14:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Một nghiên cứu mới công bố cho thấy Việt Nam đang trở thành hình mẫu về phát triển điện mặt trời và điện gió cho các nước ASEAN.

Vừa qua, Trường Đại học Quốc gia Australia là đơn vị chủ trì một nghiên cứu cho biết, Việt Nam đang đi đầu trong ASEAN về phát triển điện mặt trời và điện gió.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Australia, Trung tâm năng lượng ASEAN, Viện Ngoại giao Na Uy, và Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Theo nghiên cứu, từ năm 2019, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để trở thành quốc gia đi đầu ASEAN về công suất lắp đặt điện mặt trời và điện gió. Dựa trên số liệu của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, tính đến cuối năm 2020, tổng công suất quang điện mặt trời của Việt Nam đạt khoảng 16.500 MW, vượt xa mục tiêu 850 MW được đặt ra cho năm 2020 và thậm chí là đang tiến gần đến mục tiêu được đặt ra cho năm 2030 là 18.600 MW.

tm-img-alt
Ngành điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Nếu chỉ tính riêng trong năm 2019, Việt Nam đã lắp đặt hơn 100.000 hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà. Số liệu thống kê cũng cho thấy, sản lượng điện mặt trời và điện gió của Việt Nam đã tăng từ 4,7 TWh năm 2019 lên 9,5 TWh năm 2020, tức là tăng gần 200%. Với mức tăng này của Việt Nam được đánh giá cao hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại ASEAN, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng có tiềm năng lớn về điện mặt trời và điện gió như Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Philippines. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam đã vượt xa các nước này trong việc khai thác điện mặt trời và điện gió.

Theo nghiên cứu, từ trường hợp của Việt Nam có thể rút ra những bài học giúp các nước ASEAN tận dụng tối đa lợi thế thiên nhiên để phát triển điện mặt trời và điện gió.

Bên cạnh việc cần có cam kết của các nhà lãnh đạo và sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng từ đó đưa ra nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển điện gió và điện mặt trời; có môi trường đầu tư khá thuận lợi cho các dự án năng lượng tái tạo… Cần miễn giảm thuế thuê đất đối với các doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo nên đã tạo động lực để các doanh nghiệp đầu tư và tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu các quốc gia đang phát triển có chính sách và cơ chế tài chính phù hợp thì có thể phát triển nhanh các dạng năng lượng tái tạo. Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng sẽ giúp hạn chế được một số khó khăn như quá tải của lưới điện.

H. Mai (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam là hình mẫu phát triển năng lượng tái tạo cho các nước ASEAN. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng