Thứ tư, 24/04/2024 08:45 (GMT+7)

Việt Nam triển khai hộ chiếu vaccine điện tử

MTĐT -  Thứ tư, 23/03/2022 18:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Bộ Y tế, về quy trình, người dân chỉ cần đi tiêm chủng và khai báo thông tin chính xác. Các cơ sở tiêm chủng phải chịu trách nhiệm về việc rà soát các thông tin, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực thông tin của người dân.

Theo ông Nguyễn Bá Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu y tế, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), Việt Nam bắt đầu triển khai hộ chiếu vaccine điện tử từ ngày 20/12/2021, theo đó, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5772 về biểu mẫu và quy trình cấp chứng nhận hộ chiếu vaccine.

Hộ chiếu vaccine điện tử này sẽ kết nối với các quốc gia châu Âu.

Bộ Y tế đã ban hành biểu mẫu và quy trình cấp hộ chiếu cũng đã được ban hành, chứng nhận sẽ hiện thị các thông tin cá nhân và thông tin tiêm chủng thông qua QR Code có hạn sử dụng 12 tháng.

tm-img-alt
Nguồn: TTXVN

Bộ Y tế cho biết, phần mềm này đã được thử nghiệm tại Bệnh viện K, Bệnh viện E và Bệnh viện Bạch Mai. Qua triển khai, các bệnh viện đề xuất sửa đổi về biểu mẫu và quy trình cấp hộ chiếu.

Được biết, từ cuối năm 2021, Đại sứ quán Anh và PATH đã hỗ trợ Bộ Y tế liên kết dữ liệu tiêm chủng quốc gia theo chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh ban hành nhằm tạo điều nhằm tạo điều kiện cho việc di chuyển trong và ngoài nước.

Qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an, đã có trên 76,6 triệu người dân tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó có 3,5 triệu người đã tiêm nhưng không có chứng minh thư hoặc sai định dạng. Điều này ảnh hướng tới việc triển khai hộ chiếu vaccine.

Đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam đã đạt mức rất cao trong khu vực và quốc tế. Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn phục hồi hoạt động kinh tế - xã hội. Kể từ cuối năm 2021, Việt Nam đã nỗ lực phát triển giấy chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 điện tử để chuẩn bị cho việc đón khách quốc tế trở lại. Chính phủ đã tuyên bố chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022.

17 quốc gia công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam

Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Việt Nam công nhận lẫn nhau hộ chiếu vaccine với các nước, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã rất tích cực, chủ động đàm phán, đẩy nhanh quá trình công nhận lẫn nhau hộ chiếu vaccine với các quốc gia/vùng lãnh thổ.

Theo đó, tính đến ngày 17/3/2022, Việt Nam đã đạt được thoả thuận về công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau với 17 quốc gia, bao gồm Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Nhật Bản, Australia, Cộng hoà Belarus, Cộng hoà Ấn Độ, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Philippines, Cộng hoà Maldives, Nhà nước Palestine, Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hoà Ả Rập Ai Cập, CHXHCNDC Sri Lanka, New Zealand, Cộng hoà Singapore, Cộng hoà Saint Lucia và Hàn Quốc.

Người dân có nhu cầu cấp hộ chiếu vaccine điện tử thì phải làm gì?

Cục Y tế dự phòng ký số tập trung và sau đó mỗi người dân sẽ có mã QR, được hiển thị trên ứng dụng PC-COVID, Sổ Sức khoẻ điện tử.

"Bản chất của hộ chiếu vaccine điện tử là mỗi người dân sẽ có mã QR giống như mã QR trên ứng dụng PC-COVID hiện nay, chỉ khác là chúng ta sử dụng các tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới và Liên minh Châu Âu để có thể xác minh thông tin lẫn nhau khi ra nước ngoài"- Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu Y tế Nguyễn Bá Hùng giải thích.

Ông Hùng cũng cho biết thêm, sau khi Bộ Y tế ban hành Quyết định 5772, có nhiều người dân đã đến trực tiếp tại Cục Y tế dự phòng hoặc gửi thư, gửi câu hỏi khi nào được cấp hộ chiếu vaccine. Tuy nhiên từ ngày 15/3 mở cửa du lịch quốc tế, nhu cầu cấp hộ chiếu vaccine chắc chắn sẽ nhiều…

Trước những lo ngại có ách tắc khi số lượng người cần cấp rất lớn trong thời gian ngắn, ông Bá Hùng giải thích "chữ ký số có thể ký theo lô, cho hàng ngàn chứng nhận cùng lúc, chứ không phải là chọn từng người để ký".

Vì sao thời hạn của mã QR có giá trị 12 tháng?

Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu Y tế cho biết thời hạn của mã QR có giá trị 12 tháng theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới và Liên minh Châu Âu, để đảm bảo tính bảo mật.

"Đây chỉ là giải pháp kỹ thuật, không ảnh hưởng đến việc sử dụng hộ chiếu vaccine của người dân. Sau 12 tháng hệ thống sẽ tự động khởi tạo mã QR khác. Việc này giống như chúng ta phải đổi mật khẩu sau 1 khoảng thời gian của các ứng dụng ngân hàng điện tử"- ông Nguyễn Bá Hùng thông tin.

Đại diện Cục Công nghệ thông tin cũng cho biết, Cục Công nghệ thông tin đang làm việc với đơn vị liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông để xây dựng chức năng hiển thị hộ chiếu vaccine. Nếu người dân đã có thông tin chính xác trên ứng dụng PC-COVID và Sổ Sức khoẻ điện tử thì sẽ được tự động hiển thị hộ chiếu vaccine. Kết quả là 1 mã QR code theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể dùng để đi nước ngoài./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam triển khai hộ chiếu vaccine điện tử. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới