Thứ sáu, 19/04/2024 13:50 (GMT+7)

Vinafood 2 đã 'phù phép' đất công thành đất tư như thế nào? (Kỳ 2)

Ngọc Thạch -  Thứ năm, 17/01/2019 14:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mảnh đất công diện tích rộng 6.274 m2, nằm tại vị trí đắc địa ở quận 1 đã bị Tổng công ty lương thực Việt Nam “phù phép” thành đất tư nhân có dấu hiệu gây thất thoát ngân sách nhà nước nghiêm trọng.

Khu đất tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du và 34 - 36 - 42 đường Chu Mạnh Trinh (P.Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) nguồn gốc là đất công sản, do Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) thuộc Bộ NN&PTNT quản lý và sử dụng. Sau giải phóng, năm 1975, khu đất này được cấp cho cán bộ, công nhân viên chức ở tạm do Thượng tướng Trần Văn Trà ký.

Năm 2008, Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) xin chủ trương xây dựng dự án khách sạn cao cấp, cao ốc văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại với quy mô 72 tầng và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương và  Bộ NN&PTNT phê duyệt.Sau khi được phê duyệt dự án, Vinafood 2 đã lấy lý do không đủ năng lực tài chính và xin chủ trương hợp tác để thực hiện dự án (?).

Khu tập thể số 33 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

Không lâu sau đó, Vinafood 2 và Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân (Công ty Việt Hân) đã được chấp thuận chủ trương thành lập Công ty TNHH hai thành viên để thực hiện dự án. 

Từ cơ sở trên, công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ xây dựng Việt Hân Sài Gòn (TP.HCM) ra đời với vốn điều lệ ban đầu là 800 tỷ đồng. Trong đó, Vinafood 2 góp 160 tỷ đồng, tương đương 20% bằng toàn bộ giá trị tài sản trên đất và một phần giá trị quyền sử dụng khu đất,80% vốn góp còn lại là Công ty Việt Hân góp 640 tỷ đồng.

Điều kỳ lạ, sau khi hoàn tất việc thành lập Công ty Việt Hân Sài Gòn với phần vốn cổ phần trên thì đến ngày 29/01/2016, Việt Hân đã nắm trong tay 100% cổ phần của Việt Hân Sài Gòn. Vậy 20% cổ phần của Vinafood 2 đã được hợp thức hóa cho công ty Việt Hân?

Chỉ 4 ngày sau tức đến ngày 2/2/2016, Công ty Việt Hân lại tiếp tục chuyển 99% vốn ở Việt Hân Sài Gòn cho bà Hoàng Ngọc Cẩm Hồng (SN 1990, quốc tịch CANADA), việc chuyển vốn diễn ra rất nhanh chóng.  Một ngày sau đó tức 3/2/2016, bà Hồng lại chuyển 99% vốn đó cho Công ty BĐS Mùa Đông - VID.

Quá trình thoái vốn được xem là diễn ra rất nhanh chóng trong vòng chưa đầy 1 năm. Tính đến ngày 24/1/2017, toàn bộ vốn góp tại Việt Hân Sài Gòn đã thuộc về tay Công ty cổ phần đầu tư BOB (40%, địa chỉ quận 1, TP.HCM) và Công ty cổ phần Saigon Dimensions (60%, địa chỉ quận 1, TP.HCM). Trong quá trình thoái vốn, Vinafood 2 đã "vô tình" chuyển từ đất công sản sang thành đất tư. Theo đúng quy định thì việc thoái vốn phải được thực hiện theo hình thức đấu giá công khai và có sự đồng ý của các cơ quan chức năng nhưng như vậy việc vinafood 2 “âm thầm” thoái vốn là sai so với quy định.

Điều đáng nói, tại nghị quyết số 01/NQ-HĐTV ngày 5/2/2015 của tổng công ty lương thực Miền Nam ghi rõ: việc đền bù giải tỏa và chi phí đền bù giải tỏa để di dời các hộ dân còn cư ngụ trên khu đất do phía công ty TNHH hai thành viên (Vinafood 2 và Việt Hân) thực hiện và chi trả. Thế nhưng, đến tháng 10/2005, Vinafood 2 lại ban hành nghị quyết khoản chi phí đền bù, giải tỏa 68 tỷ đồng lấy từ tài sản Cục Quản lý Công sản thuộc Bộ Tài chính. Như vậy, việc làm của Vinafood 2 có đang gây thất thoát tài sản quốc gia?  

Khu đất số 34 - 36 - 42 đường Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

Bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần qua 4 đợt, Vinafood2 và Việt Hân Sài Gòn đã "phù phép" mảnh đất công "béo bở" thành đất tư. Điều này dẫn đến việc Nhà nước có nguy cơ thất thoát hàng trăm tỷ từ việc chuyển hóa trên.

Tới thời điểm hiện tại dự án khách sạn cao cấp, cao ốc văn phòng và trung tâm thương mại cho thuê với quy mô 72 tầng này vẫn chưa được triển khai thực hiện, nhưng dự án vẫn không bị thu hồi. Căng thẳng càng leo thang hơn khi chủ đầu tư và người dân không tìm được tiếng nói chung. Đỉnh điểm là việc chủ đầu tư đền bù cho người dân giá quá rẻ mạt, dẫn đến việc người dân phải treo băng rôn để đòi quyền lợi chính đáng. Đây cũng chính là nội dung mà PV đã thông tin trong bài trước, nhờ đó sự thật mới được phát giác.

Tại cuộc họp báo ngày 18/12/2018 do Sở TN&MT TP.HCM tổ chức liên quan đến việc thông tin về 180 dự án chậm triển khai, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đặt câu hỏi "dự án tại khu đất địa chỉ số 33 Nguyễn Du và 34 - 36 - 42 đường Chu Mạnh Trinh về phía sở có nắm được thông tin hay không? Và, dự án đã quá thời hạn triển khai tại sao không bị thu hồi?". Tất cả các câu hỏi của PV, đều không được giải đáp và còn bỏ ngõ.

Để có thêm thông tin khách quan ngày 08/01 PV đã liên hệ công tác với UBND TPHCM, Công Ty TNHH MTV Tổng công ty lương thực Miền Nam và một số đơn vị liên quan tuy nhiên PV vẫn chưa nhận được bất kì phản hồi từ các đơn vị nêu trên.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong bài viết tiếp theo.

Bạn đang đọc bài viết Vinafood 2 đã 'phù phép' đất công thành đất tư như thế nào? (Kỳ 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sản phẩm bất động sản nào đang được lòng giới đầu tư?
Vinhomes Ocean Park 2 - 'Quận Kinh đô' của Ocean City đang 'dậy sóng' mùa hè này, không chỉ bởi lực cộng hưởng từ tổ hợp biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất thế giới mà còn từ làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ từ nội đô để 'về phố, sống biển'.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?