Thứ sáu, 29/03/2024 02:44 (GMT+7)

Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm

Phương Lê -  Thứ tư, 12/12/2018 19:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vụ Grab mua lại Uber, Cục CT&BVNTD đã xác định vụ việc có dấu hiệu vi phạm.

Ngày 18/11/2018, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) đã kết thúc quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam (vụ việc cạnh tranh).

Ảnh minh họa

Ngày 30/11/2018, Cục trưởng Cục CT&BVNTD đã ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh theo quy định tại khoản 9, Điều 76 Luật Cạnh tranh. Theo đó, căn cứ kết quả xác minh các tình tiết, chứng cứ của vụ việc trong quá trình điều tra, Cục CT&BVNTD đã xác định vụ việc Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm.

Thứ nhất là hành vi không thông báo tập trung kinh tế quy định tại Điều 20 Luật Cạnh tranh. Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên thì được coi là thống lĩnh thị trường hay có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể thì phải thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện, nếu không doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. 

Thứ hai là hành vi tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh. Luật  có quy định cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. Như vậy, việc sáp nhập giữa Grab và Uber tại Việt Nam khiến thị phần kết hợp vượt 50%. Do đó, việc tập trung kinh tế giữa Công ty TNHH Grab Taxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế tại luật Cạnh tranh 2004.

Ảnh minh họa.

Hiện nay, Cục CT&BVNTD đã hoàn tất việc chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng Cạnh tranh để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Việc xử lý vụ việc cạnh tranh được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục 5, Mục 6, Chương V Luật Cạnh tranh.

Theo đó, sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh sẽ quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể sẽ ra một trong các quyết định, gồm: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung (trong 60 ngày); Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh; Mở phiên điều trần để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Trước đó, sáng 26/3/2016, Grab công bố mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, và Uber có 27,5% cổ phần trong công ty sau mua bán và sáp nhập này. Theo thỏa thuận này, Grab thu mua lại toàn bộ dịch vụ đặt xe công nghệ và giao nhận thức ăn tại Đông Nam Á của Uber.

Hãng Grab cũng tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam và tích hợp các dịch vụ này vào nền tảng công nghệ tài chính và di chuyển đa phương thức của Grab. Đổi lại, Uber sẽ có nhận được 27,5% cổ phần trong Grab, con số tương ứng với thị phần hiện nay của Uber tại khu vực.

Bạn đang đọc bài viết Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.