Thứ năm, 25/04/2024 22:40 (GMT+7)

Vụ nước sạch Sông Đà nhiễm dầu: Chậm trễ trong công bố thông tin

MTĐT -  Thứ hai, 21/10/2019 14:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan đến các sự cố cháy nổ, nhiễm bẩn nguồn nước sinh hoạt, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội “nhận xét”, các cơ quan, đơn vị còn chậm trễ trong công bố thông tin, chưa chủ động đánh giá kịp thời.

Sáng 21/10, trình bày báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế, xã hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, mặc dù đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường nhưng đến nay vẫn còn để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường liên quan sự cố cháy nổ, nhiễm bẩn nguồn nước sinh hoạt.  

Điều đáng nói, khi để xảy ra các sự cố trên thì các cơ quan, đơn vị lại chậm trễ trong công bố thông tin, chưa chủ động đánh giá và có biện pháp kịp thời khắc phục.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo trước Quốc hội.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, cử tri, Nhân dân phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục. Mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh gây nguy hại đến sức khỏe Nhân dân.

Tại Hà Nội, theo số liệu từ 13 trạm quan trắc, trong thời gian từ ngày 12/9 - 29/9, chất lượng không khí tại Hà Nội liên tục có những ngày nồng độ bụi PM2.5 vượt ngưỡng cho phép.

Tại TPHCM, theo số liệu từ 30 trạm quan trắc chất lượng không khí cho thấy có sự gia tăng đột biến của các chất ô nhiễm như bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO... trong các ngày 18 đến 20/9. Cao nhất là ngày 20/9, bụi tăng gấp 2,19 lần, NO2 tăng 1,41 lần, CO tăng 1,4 lần.

Đặc biệt ghi nhận sự gia tăng bụi mịn PM10, PM 2.5 gia tăng từ 1,9-2,2 lần, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến yếu tố môi trường tăng khoảng 30%.

Ông Trần Thanh Mẫn trình bày báo cáo trước Quốc hội.

Báo cáo cũng nêu rõ, tiến độ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại các đô thị rất chậm; việc xử lý của chính quyền địa phương đối với sự cố môi trường, nhất là đối với các vụ cháy, nổ còn lúng túng.

“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương khẩn trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra ngoài trung tâm thành phố; ngăn chặn kịp thời các nguồn gây ô nhiễm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xả chất thải trực tiếp ra môi trường; thông tin kịp thời về tình hình, mức độ ô nhiễm môi trường để Nhân dân chủ động phòng tránh”,Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan, các địa phương, trước hết là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương có giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Đồng thời có kế hoạch, lộ trình cụ thể và kiên quyết di dời các cơ sở trong nội thành tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường, dành quỹ đất xây dựng các công trình công cộng để phục vụ đời sống của người dân, giảm tải giao thông và bảo vệ môi trường.

P.G (TH)

Bạn đang đọc bài viết Vụ nước sạch Sông Đà nhiễm dầu: Chậm trễ trong công bố thông tin. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.