Thứ ba, 16/04/2024 15:26 (GMT+7)

Vụ sạt lở núi ở Nam Trà My: Khó tiếp cận hiện trường

MTĐT -  Thứ năm, 29/10/2020 10:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xảy ra 2 vụ sạt lở núi ở Nam Trà My vô cùng nghiêm trọng xảy ra tối 28/10 tại xã Trà Leng và Trà Vân, tuy nhiên đường đến hiện trường có ít nhất 3 điểm sạt lở nên chưa thể tiếp cận.

Vụ sạt lở núi ở Nam Trà My (Quảng Nam) khiến 53 người ở xã Trà Leng và xã Trà Vân bị mất tích, trong đó, theo thông tin ban đầu, vụ sạt ở xã Trà Leng đặc biệt nghiêm trọng, làm 45 người mất tích. Hiện, công tác tiếp cận hiện trường đang cực kỳ khó khăn.

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam đêm 28/10, hiện đã có thông tin ban đầu về 2 vụ sạt lở núi ở Nam Trà My vô cùng nghiêm trọng xảy ra tối 28/10 tại xã Trà Leng và Trà Vân, tuy nhiên đường đến hiện trường có ít nhất 3 điểm sạt lở nên chưa thể tiếp cận.

Sạt lở núi đe dọa hàng trăm ngôi nhà dân ở huyện miền núi Nam Trà My. (ẢNH: H.THỌ).

Vụ sạt lở tại thôn 1 xã Trà Leng làm 45 người dân mất tích, trước đó có 4 người may mắn thoát nạn. Vụ sạt lở tại thôn 1 xã Trà Vân có 8 người mất tích, thông tin mới nhất lúc 23 giờ đêm 28/10 là đã tìm thấy 7 thi thể.

Được biết, xã Trà Leng nằm phía Bắc huyện Nam Trà My, cách trung tâm hành chính huyện gần 32km. Phía Đông giáp xã Trà Dơn, phía Tây giáp huyện Phước Sơn, phía Nam giáp huyện Đăk Glây (Kon Tum), phía Bắc giáp xã Trà Bui (Bắc Trà My).

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là: 11,653.9 ha. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 8,255.69 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 5794.69 ha.

Trà Leng vốn là một xã của huyện Trà My cũ. Ngày 20 tháng 6 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ-CP, chia tách huyện Trà My của tỉnh Quảng Nam thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, Trà Leng trực thuộc Nam Trà My kể từ đó.

Vào đêm ngày 28/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc với tỉnh Quảng Nam và Quân khu 5 để chỉ đạo các công tác khắc phục hậu quả.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tìm hiểu về địa hình sạt lở. (Ảnh: Nhân dân).

Sáng nay, một cán bộ huyện Nam Trà My cho biết: “Sáng nay, cơ quan chức năng thành lập sở chỉ huy tiền phương ở tại Bắc Trà My và khẩn trương đi vào hiện trường triển khai các phương án cứu hộ. Nhưng cái khó là đường bộ không thể đi được do sạt lở núi và cây cối ngã đỗ. Chắc phải dùng ca nô đi đường sông".

Được biết ngoài sở chỉ huy tiền phương chính ở Bắc Trà My còn có 2 sở chỉ huy trực tiếp tại hiện trường ở xã Trà Leng và xã Trà Vân thuộc huyện Nam Trà My.

Hoài Thu (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Vụ sạt lở núi ở Nam Trà My: Khó tiếp cận hiện trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hậu Giang gắn camera quan sát rừng
Tỉnh Hậu Giang sẽ gắn thêm thiết bị camera quan sát tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hạn sẽ còn diễn ra gay gắt và kéo dài trong thời gian tới.

Tin mới