Thứ năm, 25/04/2024 19:16 (GMT+7)

Vụ “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc: Lộ các công ty tranh nhau “ăn” đá?

Nhóm PV -  Thứ năm, 17/03/2022 15:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngay sau khi MT&ĐT Việt Nam thông tin phản ánh: “Lâm Đồng: Ngang nhiên “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc để khai thác đá”, Sở TN-MT Lâm Đồng đã có văn bản đề nghị UBND huyện Đạ Huoai khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác minh các nội dung liên quan.

Ngoài ra, theo một nguồn tin cho biết, tại vị trí này tồn tại việc hai công ty đang tranh nhau khai thác…

Tranh nhau “ăn đá” trên đèo Bảo Lộc?

Trước đó, như Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đưa tin tại bài viết: Lâm Đồng: Ngang nhiên “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc để khai thác đá”, sau phản ánh, ngày 28/2/2022, Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, đất đai, môi trường…. Cụ thể Sở này đề nghị UBND huyện Đạ Huoai theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương tổ chức kiểm tra, xác minh các nội dung liên quan theo đưa tin của Môi trường và Đô Thị Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, vụ việc vẫn chưa có báo cáo cụ thể.

tm-img-alt
Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đề nghị UBND huyện Đạ Huoai khẩn trương kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm vi phạm

Ngoài ra, Sở TN-MT Lâm Đồng còn yêu cầu rà soát tất các khu vực khác trên địa bàn diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản (đặc biệt là đất san lấp); hoạt động san gạt, cải tạo mặt bằng trái phép, không có giấy phép; theo thẩm quyền kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, đất đai, môi trường theo quy định.

Trở lại vấn đề tồn tại việc dùng xe múc, xe ủi mở đường, làm nhà tạm bằng tôn và đấu nối điện để phục vụ việc khai thác đá giữa đèo Bảo Lộc. Vị trí khai thác này nằm ở phía trên quốc lộ 20 chỉ vài trăm mét, tiềm ẩn nguy cơ gây sạt lở, ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng tại đây. Cũng tại đây, có nhiều máy móc, dụng cụ phục vụ cho khai thác đá, một mảng đá lớn đã bị cắt xẻ…

Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, tại vị trí trên tồn tại hai công ty đang tranh nhau khai thác mỏ đá…? Theo đó, các công ty tranh nhau “ăn” đá tại đây là Công ty NHHH xây dựng và Khai thác khoáng sản N.T (Công ty N.T, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) do bà N.V.T.T đại diện pháp luật và Công ty TNHH Đá H.A… (Công ty Đá H.A… TP. Biên Hòa, Đồng Nai) do ông Đ.V.H là đại diện pháp luật. Ngoài ra, cũng đang tồn tại tranh chấp giữa nhiều bên liên quan?

Cụ thể, từ một số nguồn tin, tồn tại việc ông T.M.L (ngụ huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) là một trong hai người đại diện theo ủy quyền của ông B.Đ.H và bà T.B.H cùng ngụ huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai tố cáo một số vấn đề liên quan đến tranh chấp tại mỏ đá giữa đèo Bảo Lộc (thuộc huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) giữa các bên liên quan….

Cần làm rõ vụ việc liên quan đếntranh chấp tại mỏ đá giữa đèo Bảo Lộc

Theo đơn tố cáo của ông T.M.L ngày 19/1/2022 cho thấy, ông B.Đ.H là một trong ba thành viên góp vốn tại Công ty N.T, với số tiền 3,6 tỷ đồng, tương đương 40% số vốn góp của các thành viên công ty. Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên, do phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lâm đồng cấp lần đầu ngày 10/2/2015, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 6/07/2016 cho Công ty N.T. Còn bà T.B.H (vợ ông B.Đ.H), là người đã mua hết 100% phần vốn góp của bà N.V.T.T (giám đốc Công ty N.T) với số tiền 1,8 tỷ đồng (tương đương 20% vốn điều lệ Công ty N.T). Đồng thời, bà H là phó giám đốc Công ty TNHH MTV SX-TM B.N.T, người ký hợp đồng cho Công ty N.T thuê xe cuốc.

Ngoài ra, nội dung trong đơn tố cáo trên nêu rõ, hiện tại tồn tại tranh chấp quyền khai thác mỏ đá giữa Công ty Đá H.A… với Công ty N.T cũng như tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty N.T giữa bà N.V.T.T với bà T.B.H đang được các cơ quan thẩm quyền có liên quan tiếp nhận đơn thư khởi kiện/tố cáo. Cũng theo ông T.M.L, TAND huyện Đạ Huoai tiếp nhận đơn khởi kiện của các ông bà: B.Đ.H; N.V.Đ; T.B.H khởi kiện Công ty H.A và các cá nhân ông Đ.V.H, bà N.V.T.T yêu cầu tòa án giải quyết vụ án liên quan…

Về mỏ đá trên, tại văn bản số 1517/STNMT-KS&TNN về việc cung cấp danh sách, thông tin các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gửi đến UBND các huyện, thành phố ngày 7/6/2021 do ông Huỳnh Ngọc Hải (Giám đốc Sở TN-MT) ký nêu rõ: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn số 3721/UBND – GT ngày 4/6/2021 về việc chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, giám sát tránh tình trạng trốn thuế, thất thu thuế trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Qua rà soát, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 96 giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực (trong đó 90 giấy phép do UBND tỉnh cấp và 6 giấy phép do Bộ TN-MT).

Cũng theo danh sách đính kèm danh sách các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và thông tin liên quan, văn bản số 3721/UBND-GT ngày 4/6/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng thì, Công ty TNHH Đá H.A… (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) khai thác đá ốp lát tại Thị trấn Đạ M’ri (Đạ Huoai) theo giấy phép số 1223/GP-BTNMT của Bộ TN-MT cấp phép thời hạn hơn 14 năm. Hiện tại mỏ đá ngưng hoạt động, đang làm hồ sơ đóng cửa mỏ….

Trước vấn đề trên, thật khó hiểu, mặc dù mỏ đá đã ngưng hoạt động, đang làm hồ sơ đóng cửa mỏ, thế nhưng vẫn tồn tại việc ngang nhiên “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc để khai thác đá”. Việc khai thác đá này có vi phạm quy định? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm liên quan? Ngoài ra, trước thông tin hai công ty tranh nhau “ăn” đá, cụ thể là Công ty N.T và Công ty Đá H.A… Đề nghị cơ quan chức có liên quan vào cuộc điều tra làm rõ.

Hiện trạng khu vực khai thác đá giữa đèo Bảo Lộc (thuộc địa phận Đạ Huoai, Lâm Đồng), tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đèo:

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin vụ việc…

Bạn đang đọc bài viết Vụ “xẻ thịt” đèo Bảo Lộc: Lộ các công ty tranh nhau “ăn” đá?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.