Thứ bảy, 14/09/2024 14:17 (GMT+7)

WHO triệu tập cuộc họp khẩn về sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ

Đại Phong -  Thứ năm, 08/08/2024 09:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) họp khẩn và cho biết sẽ cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc đậu mùa khỉ đang lan rộng ở Trung Phi.

Ngày 7/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này đã quyết định triệu tập cuộc họp khẩn của các đại diện quốc tế để thảo luận việc lây lan dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Trong một tuyên bố, ông Tedros cho biết ủy ban khẩn cấp của WHO sẽ họp trong thời gian sớm nhất có thể để thảo luận việc liệu đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay ở CHDC Congo có phải là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế hay không.

tm-img-alt
Bàn tay của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại CHDC Congo (Ảnh: Getty Images)

Hiện dịch bệnh đang lan rộng tại CHDC Congo và cũng đã xuất hiện các ca bệnh bên ngoài nước này. Thống kê cho thấy kể từ khi dịch bùng phát vào đầu năm 2023, đến nay, nước này có tới 27.000 ca nhiễm, trong đó hơn 1.100 ca tử vong, hầu hết là trẻ em.

Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm (PHEIC) là mức báo động cao nhất mà WHO có thể đưa ra và cho phép ông Tedros kích hoạt các phản ứng khẩn cấp theo Quy định Y tế Quốc tế.

Ông Tedros giải thích rằng sự bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ lần này là do biến chủng mới của virus Clades gây bệnh có tên là Clades 1b, xuất phát từ biến chủng Clades 1, có khả năng gây ra bệnh nặng hơn biến chủng Clades 2. Trước đó, biến chủng Clades 1 đã tồn tại ở Trung Phi trong nhiều năm, trong khi chủng Clades 2 là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát toàn cầu bắt đầu vào năm 2022.

Hiện tại có hai loại vaccine đậu mùa khỉ đã được các cơ quan quản lý quốc gia thuộc WHO phê duyệt và nhóm chuyên gia về tiêm chủng SAGE của WHO cũng đã khuyến nghị.

Bệnh đậu mùa khỉ (mpox) là một bệnh do virus đặc hữu xuất hiện tại Trung và Tây Phi. Nó có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý với người, động vật hoặc vật dụng bị nhiễm virus. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể và sưng hạch bạch huyết, sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban, và có thể kéo dài 2-3 tuần.

Số ca mắc đậu mùa khỉ tại châu Phi tăng 160%

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi mới đây cảnh báo thống kê từ 15 quốc gia thành viên của Liên minh châu Phi cho thấy số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trong 7 tháng đầu năm đã tăng tới 160% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, CDC châu Phi cho biết tổng cộng có 37.583 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và 1.451 ca tử vong đã được báo cáo từ 15 quốc gia nói trên từ đầu năm 2022 đến ngày 28-7-2024, với tỉ lệ tử vong là 3,9%.

Dữ liệu từ CDC châu Phi cho thấy số ca mắc và tử vong do bệnh đậu mùa mới được báo cáo trong năm nay đã tăng lần lượt 160% và 19% so với cùng kỳ năm 2023.

10 quốc gia châu Phi đã báo cáo các ca mắc bệnh đậu mùa mới trong năm nay bao gồm Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, CHDC Congo, Ghana, Liberia, Nigeria, Rwanda và Nam Phi.

Trong đó, CHDC Congo chiếm khoảng 96,3% tổng số ca mắc và 97% tổng số ca tử vong được báo cáo trong năm nay.

Bạn đang đọc bài viết WHO triệu tập cuộc họp khẩn về sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lào Cai tăng cường đảm bảo công tác y tế sau lũ
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương của tỉnh Lào Cai bị lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ. Lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Phòng chống bệnh do muỗi truyền sau mưa bão
Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho muỗi phát triển, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng bệnh do muỗi truyền, trong đó phổ biến nhất là bệnh sốt xuất huyết.
Những bệnh thường gặp sau mùa mưa lũ
Mưa lũ đã đến với nhiều tỉnh thành trên cả nước làm dấy lên mối lo ngại về các nguy cơ dịch bệnh, khiên môi trường sống của hàng triệu người dân bị xáo trộn nghiêm trọng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh.
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa
Mưa lớn, kéo dài gây ra tình trạng ngập nước, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của con người, gây các bệnh như cảm cúm, sốt xuất huyết, bệnh da liễu, các bệnh đường tiêu hóa, bệnh đau mắt đỏ.

Tin mới

Lào Cai tăng cường đảm bảo công tác y tế sau lũ
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương của tỉnh Lào Cai bị lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ. Lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Phòng chống bệnh do muỗi truyền sau mưa bão
Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho muỗi phát triển, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng bệnh do muỗi truyền, trong đó phổ biến nhất là bệnh sốt xuất huyết.