Thứ năm, 25/04/2024 15:06 (GMT+7)

Phú Xuyên (Hà Nội): Vì sao chưa cưỡng chế biệt thự xây trái phép?

PV -  Thứ năm, 09/03/2023 11:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công trình trên nằm trên đất hành lang kênh tưới của Xí nghiệp Thuỷ lợi. Lúc đó đang thời kỳ giãn cách dịch Covid, khi xã phát hiện, lập biên bản thì đã xây xong.

Ngày 10/11/2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 289/KH-UBND về kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, kinh doanh dịch vụ văn hóa tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thời gian kiểm tra trong quý I và II năm 2023. Thời kỳ kiểm tra: Lĩnh vực đất đai, tính từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/9.2022; lĩnh vực văn hóa, tính từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/9/2022.

Thông qua kiểm tra nhằm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai và kinh doanh dịch vụ văn hóa tại địa bàn một số đơn vị sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.

Mặc dù, trong những năm qua thành phố Hà Nội luôn quan tâm, tập trung chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, xây dựng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương vẫn xuất hiện tình trạng để người dân xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Cụ thể, gần đây, người dân cho biết tại Xứ đồng 3 dưới (gần trạm bơm Hoàng Nguyên) xuất hiện căn biệt thự kiểu mái Thái xây dựng trái phép ngay giữa cánh đồng.

Từ DT428 đi về, sau chỉ dẫn tận tình của người dân, PV đã thấy sau tấm vải bạt đen được che cao “nguỵ trang”, thấp thoáng sau những bóng cây là căn biệt thự bề thề với sân vườn, tường cao vây quanh. Từ phía đường chính vào thôn, nếu không có người địa phương chỉ dẫn chắc chắn sẽ khó có thể quan sát được căn biệt thự trên.

tm-img-alt

Người dân cho biết, công trình trên thuộc hành lang đê nhưng không thấy cơ quan chức năng đến tháo dỡ.

Để có thông tin khách quan, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi trao đổi với đại diện UBND xã.

Chủ tịch UBND xã cho biết: Công trình trên nằm trên đất hành lang kênh tưới của Xí nghiệp Thuỷ lợi, từ năm 2000 đã có cái nhà cấp 4. Công trình trên được xây từ năm 2020. Lúc đó đang thời kỳ giãn cách vì dịch Covid, khi xã phát hiện, lập biên bản thì họ đã xây xong rồi. Vừa rồi họ có đổ đất thêm san lấp xã đã đình chỉ. 

Khi được hỏi các hồ sơ liên quan và khi nào tháo dỡ công trình trên, vị Chủ tịch xã cho biết thêm, hiện các hồ sơ bên Xí nghiệp Thuỷ lợi giữ, còn về cưỡng chế công trình thì còn chờ huyện…

Lãnh đạo xã cho rằng công trình đã xây từ những năm 2019, 2020. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra trên bản đồ vệ tinh thì hiện trạng tháng 7/2017 khu đất trên chưa được san lấp. Đến tháng 6/2021 mới đang có dấu hiệu san lấp. Như vậy, thời gian tồn tại công trình nhà cấp 4 như lãnh đạo xã nói không trùng khớp với những gì thể hiện trên bản đồ vệ tinh ghi nhận trước đó.

tm-img-alt
Hiện trạng khu đất từ tháng 7/2017
tm-img-alt
Hiện trạng khu đất tháng 6/2021, đang có dấu hiệu bị san lấp một phần.

Có thể thấy, việc một công trình sừng sững trái phép xây dựng trên đất hành lang tưới tiêu suốt thời gian qua đã làm dấy lên những bức xúc trong dư luận.
Vậy, khi nào công trình trái phép kia sẽ bị cưỡng chế, tháo dỡ theo quy định của pháp luật? 

Câu hỏi trên xin được chuyển tới lãnh đạo UBND huyện Phú Xuyên?

Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục thông tin!

Bạn đang đọc bài viết Phú Xuyên (Hà Nội): Vì sao chưa cưỡng chế biệt thự xây trái phép?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.