Thứ năm, 28/03/2024 15:09 (GMT+7)

Xây dựng 87 trạm thu phí phương tiện ô tô đi vào nội đô liệu có phù hợp?

Lam Vy -  Thứ sáu, 29/10/2021 10:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, thông tin TP Hà Nội sẽ xây dựng 87 trạm thu phí phương tiện ô tô đi vào nội đô bắt đầu từ năm 2025 đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân và nhất là các chủ phương tiện ô tô thường xuyên đi lại tại Hà Nội.

Trước đó, Sở GTVT Hà Nội cùng với đơn vị tư vấn xây dựng xong phương án 87 trạm thu phí phương tiện vào nội đô.

Theo đơn vị tư vấn, nội dung quan trọng nhất của đề án là khảo sát, lên phương án lập các trạm thu phí xe ô tô vào nội đô. Cụ thể, sau một thời gian thực tế, tính toán và làm việc với các sở, ngành, đơn vị có trách nhiệm, đơn vị tư vấn đã đưa ra 87 vị trí để lập trạm thu phí xe vào nội đô.

Hầu hết các vị trí đưa ra để lập trạm thu phí này nằm ở khu vực cửa ngõ vào trung tâm thành phố. Ranh giới để xác định giữa khu vực nội đô và ngoại thành là đường Vành đai 3 đã được khép kín, bao gồm các tuyến đường, cầu đã được cơ quan tư vấn lên danh sách: Vành đai 3 (dưới thấp) - cầu Thanh Trì - Pháp Vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - Tây Hồ Tây - Võ Chí Công - Cầu Nhật Tân - Hoàng Sa - Trường Sa - Lý Sơn - Nguyễn Văn Linh - Vành đai 3.

Trên cơ sở tuyến đường khép kín khu vực nội đô đã được xác định, tư vấn đưa ra 68 vị trí để lập tổng cộng 87 trạm thu phí phương tiện từ bên ngoài vào nội thành. Trong đó có các vị trí như: Nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Nút giao Big C Thăng Long, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Giải Phóng, Cổ Linh - cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hoàng Quốc Việt, Võ Chí Công, cầu Đông Trù, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì…

Thời gian mà đơn vị tư vấn đề xuất thu phí xe vào nội thành là ban ngày, khung giờ từ 5 đến 21 giờ, trong đó có phân biệt mức phí giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ/Nguồn:Internet

Người dân và chủ phương tiện lo lắng

Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, đã có rất nhiều người dân, chủ phương tiện giao thông tỏ ra lo lắng với đề án lập chốt thu phí vào nội đô của Hà Nội.

Anh Huỳnh Văn Thao ( lái xe )- người thường xuyên đi lại giữa các tỉnh và Hà Nội đã có những lo lắng và chia sẻ với PV : “ Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, đi lại là nhu cầu thiết yếu và là quyền lợi của người dân. Hơn nữa, chúng tôi chủ yếu đi lại vào nội đô là để giải quyết công việc, mưu sinh, thực hiện những công việc cần thiết. Do đó, dù có thu phí thì chúng tôi vẫn phải đi lại nhiều, đó là nhu cầu.  Như vậy, mục đích thu phí người dân để giảm ùn tắc, ô nhiễm môi trường là không thực tế, vô lý”.

Chuyên gia nói gì về đề xuất xây dựng 87 trạm thu phí vào nội đô?

Trao đổi với PV về đề xuất xây dựng 87 trạm thu phí phương tiện ô tô đi vào nội đô bắt đầu từ năm 2025, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội cho biết:

“ Việc thu phí vào nội đô là giải pháp kinh tế để giảm ùn tắc, phù hợp với xu thế phát triển của các đô thị lớn trên thế giới.Tuy nhiên, để thu phí thì cần đi kèm với các điều kiện. Trước hết, phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và ý thức của người dân, nếu đi trước một bước, không thành công sẽ gây tốn kém”.

Đề án trên chỉ nên thực hiện khi các phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được ít nhất 50% nhu cầu đi lại của người dân. Hiện nay, tỷ lệ này của Hà Nội mới chỉ đạt hơn 10%, người dân buộc phải di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Nếu chỉ tiêu phương tiện công cộng chưa đạt được mà đã đặt ra việc thu phí liệu có khả thi không?

Hà Nội khó đáp ứng được các điều kiện trên vào năm 2025. Rất có thể đề án này phải tới năm 2030 mới thực hiện thí điểm. Phải có thời gian để có sự đồng thuận của người dân, khi trình độ dân trí và điều kiện kinh tế của người dân được nâng lên việc áp dụng mới phù hợp.

tm-img-alt
Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thuỷ. (Ảnh:Internet)

Để rộng đường dư luận PV đã có cuộc trao đổi nhanh với chuyên gia giao thông, ông Nguyễn Xuân Thuỷ, cho rằng:  “Phương tiện cá nhân là thành phần không thể thiếu của giao thông đô thị, ở các nước phát triển phương tiện cá nhân chiếm 30-40%, trong khi tỷ lệ phương tiện cá nhân giảm đi phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của phương tiện vận tải công cộng. Trong điều kiện Hà Nội và TP.HCM hiện nay, việc thu phí hạn chế phương tiện vào nội đô là không phù hợp”.

Ông Thuỷ cho biết thêm, Hà Nội cũng như TP.HCM với dân số trên dưới 10 triệu dân, trong khi đường sắt đô thị mới chỉ xây dựng 1-2 tuyến, những tuyến này nếu sớm được đưa vào khai thác cũng chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông công cộng. Do vậy, việc Hà Nội đặt kế hoạch dự kiến cấm xe máy hoạt động nội thành, thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2025 là không hợp lý.

“Trước đây, Hà Nội đã từng bàn về vấn đề này rồi, nhưng dư luận và các chuyên gia không đồng tình.  Bây giờ TP lại có chủ trương xây dựng 87 trạm thu phí ở các tuyến đường vành đai để thu phí phương tiện cá nhân vào nội đô là cách làm không phù hợp. Khi phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại trong nội đô thì không nên áp dụng các biện pháp kinh tế cũng như áp đặt hành chính để hạn chế phương tiện cá nhân”, ông Thuỷ nói.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng 87 trạm thu phí phương tiện ô tô đi vào nội đô liệu có phù hợp?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuyên đêm cùng Công an TP Biên Hòa xử lý "thần men"
Lực lượng CSGT-TT Công an TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đang triển khai lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý các lỗi vi phạm đặc biệt là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ma túy, tốc độ,... nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Lâm Đồng: Thượng úy CSGT trao lại tài sản cho du khách đánh rơi
Công an thị trấn Di Linh phối hợp với Thượng úy Đinh Quang Dũng – tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc chốt cảnh sát giao thông Phú Hiệp, Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Lâm Đồng tiến hành hoàn tất các thủ tục trao trả lại tài sản cho người đánh rơi.

Tin mới

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.