Thứ sáu, 19/04/2024 19:14 (GMT+7)

Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại

Ngọc Tân -  Thứ bảy, 24/12/2022 15:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm 2023, công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động báo chí tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển theo định hướng Đại hội XIII của Đảng: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” gắn với công cuộc chuyển đổi số.

Đây là một trong những nội dung được ông Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, được tổ chức sáng ngày 24/12/2022, tại Tp.HCM. Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.

Hội nghị có sự tham dự của ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Lê Quốc Minh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông và 700 đại biểu là đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, hội Nhà báo, cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

tm-img-alt

Toàn cảnh Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Ông Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết: “Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng,cũng là năm đầu tiên Việt Nam tổ chức phát động Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, với chủ đề “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.Đốivớilĩnh vực báo chí, công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động báo chí tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển theo định hướng Đại hội XIII của Đảng: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” gắn với công cuộc chuyển đổi số”.

Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2022, báo chí thể hiện những bước chuyển mình quan trọng: Công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí tiếp tục được thực hiện nhất quán theo phương châm chủ động, kịp thời, nhạy bén, hiệu quả; quyết liệt chấn chỉnh, xử lý sai phạm và dấu hiệu sai phạm trong hoạt động báo chí, nhất là đối với những vấn đề liên quan việc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật, thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc nhằm hỗ trợ báo chí phát triển đúng định hướng, lành mạnh.

Đồng thời, đây cũng lần đầu tiên các tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ rõ, công khai, giúp cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí ở Trung ương và địa phương, cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân nhận diện, giám sát, khắc phục, chấn chỉnh, xử lý những dấu hiệu chệch hướng nhằm tạo môi trường lành mạnh, tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ báo chí, truyền thông theo kịp sự phát triển của truyền thông hiện đại. Công tác xử lý dấu hiệu “báo hóa” tạp chí, biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí được thực hiện một cách quyết liệt, quy mô, bài bản, chi tiết, minh bạch, đi vào trọng tâm, trọng điểm những vấn đề nổi cộm mà dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.

tm-img-alt
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết, năm qua Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí" và Bộ "Tiêu chí cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam". Đến nay, Trung ương Hội đã hướng dẫn 94 cơ quan, đơn vị nộp bản cam kết, gồm 37 Hội Nhà báo tỉnh/thành phố, 6 Liên chi hội và 51 Chi hội trực thuộc.

Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã tiến hành xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Quy chế thay thế Quy chế thi đua, khen thưởng năm 2018, trong đó đưa nội dung văn hóa báo chí, văn hóa người làm báo vào tiêu chuẩn bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm”, ông Lợi chia sẻ thêm.

tm-img-alt
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng chủ trì Hội nghị.

Hội nghị cũng dành thời gian cho việc thảo luận, lắng nghe các đại biểu tham luận, trao đổi, chia sẻ về những vấn đề cần quan tâm trong công tác báo chí hiện nay. Qua đó nhận diện xu hướng, thách thức, xác định những nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2023 và những giai đoạn tiếp theo.

Đồng thời, Hội nghị cũng đã thống nhất nhận định về định hướng năm 2023 là năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Do đó, đòi hỏi các cơ quan báo chí, đội ngũ người làm báo và các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí cần tập trung phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời triệt để khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm "Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại".

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...