Thứ sáu, 29/03/2024 07:44 (GMT+7)

Xây khu cao ốc 40-70 tầng ở ga Hà Nội: Không thể phá vỡ quy hoạch

MTĐT -  Thứ năm, 21/09/2017 12:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đề xuất xây dựng nhà cao 40 - 70 tầng quanh khu vực Ga Hà Nội đang gây nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận.

Khu vực Ga Hà Nội (Ảnh: Internet)

Từ nhiều năm nay, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trong cả nước đã có chủ trương di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội thành. Thế nhưng, tình trạng ô nhiễm không giảm mà ngày càng tăng, kèm theo là vấn nạn ùn tắc giao thông, ngập nước, quá tải trầm trọng lên các hệ thống y tế, giáo dục.

Nghịch lý là do:

Rất dễ để nhận thấy khi các cơ quan, đơn vị, cở sản xuất… gây ô nhiễm được di dời thì lấp vào đó là các dự án căn hộ, cao ốc, văn phòng, trung tâm thương mại. Đề xuất xây nhà cao 40 - 70 tầng ở ga Hà Nội là minh chứng rõ ràng nhất.

Theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử, được ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) ký ban hành từ tháng 4/2016, tại điều 9 nêu rõ: khu vực xung quanh ga Hà Nội được xây dựng cao tối đa 18 tầng, khoảng 68m.

KTS Đào Ngọc Nghiêm )Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội) cho biết, quy chế trên được xây dựng trên cơ sở từ Quy hoạch chung được Thủ tướng phê duyệt năm 2011 và Luật Thủ đô cũng đã được ban hành. “Do vậy, không có lý do gì thành phố Hà Nội không tôn trọng những quy định do chính mình đặt ra trong quy chế”..

Đại diện Hội Quy hoạch Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, ở các nước phát triển, hầu hết có các công trình nhà ga trung tâm lớn gắn với các công trình thương mại, dịch vụ đồng bộ phục vụ người dân chứ không phát triển thành khu đô thị, khu nhà ở.

Đưa ra các phương án xây dựng các khu nhà cao tầng từ 40 - 70 tầng ở khu vực này, trong đó sẽ tái định cư tại chỗ cho hơn 40.000 người là một bài toán hết sức tốn kém, chưa hẳn đã hiệu quả. Tôi cũng không hiểu sao thành phố không tập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng ở các khu vực, các quận đang có hiện nay mà cứ muốn khai thác các khu đất “vàng” nội thành còn lại. Đặc biệt, tạo ra những điểm nhấn vượt quy hoạch với việc cho phép có công trình cao trên 40 tầng ở khu vực hạn chế chiều cao.Điều này khiến dư luận đặt ra lo ngại rằng những công trình điểm nhấn này sẽ tạo ra cơ chế xin - cho quy hoạch”, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam phát biểu.

Hà Nội vừa có đề xuất xây dựng hàng loạt công trình trung tâm tài chính, khu thương mại quốc tế, khu nghỉ dưỡng… tại khu vực ga Hà Nội cao từ 40 - 70 tầng.Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại mục tiêu giãn dân nội đô để giảm ùn tắc giao thông của Hà Nộisẽ không thành hiện thực mà chỉ phục vụ cho nhóm lợi ích về bất động sản.

Ông Phạm Sỹ Liêm (Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng) cho rằng: “Khu vực ga Hà Nội là đầu mối, cửa ngõ giao thông quan trọng kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch trong nội thành của Hà Nội”.

Theo ông Liêm, “Cần quy hoạch lại khu vực ga Hà Nội thành ga trung tâm tàu khách, tàu liên vận quốc tế đi tất cả các hướng.Nhưng khu vực này có cần phải xây dựng các khu tài chính, khu thương mại, khu lối sống mới, khu nghỉ dưỡng đô thị cao từ 40 - 70 tầng hay không? Nếu quy hoạch khu vực này thêm các công trình xã hội như công viên, trường học, công trình văn hóa phục vụ đời sống nhân dân thì cần thiết hơn là khu nhà cao như vậy”.

KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng, khu vực ga Hà Nội chỉ có thể điều chỉnh chức năng hoạt động của ga, quy hoạch và đầu tư lại cho tốt lên chứ không thể phá bỏ để chất tải những cao ốc 40 - 70 tầng ở đây.

Theo ông Tùng, Đồ án quy hoạch này lý tưởng nhất là đưa ra các phương án giãn người dân sống trong khu vực quy hoạch, để dành đất cho không gian xanh, công trình công cộng vì dân số đang là thách thức của nội đô Hà Nội. “Ùn tắc giao thông, dân số tăng chóng mặt vì nhà cao tầng mọc đầy rẫy trong nội đô là câu chuyện thách thức mà thành phố cần phải giải quyết trong nhiều năm nữa. Do vậy, thành phố phải tập trung nguồn lực vào vấn đề này hơn là đề xuất cho xây dựng thêm nhiều nhà cao tầng trong nội đô”.

Các chuyên gia quy hoạch đô thị cho rằng, trong Đồ án đưa ra con số hơn 23.000 tỷ đồng để thực hiện thì chủ đầu tư các dự án phát triển đô thị trong phạm vi quy hoạch đã chiếm phần hết (với khoảng 20.000 tỷ đồng).

Điều đó cho thấy BĐS là nguồn chính để thu hút vốn đầu tư làm các dự án hạ tầng hiện nay của Hà Nội. “Lâu nay, Hà Nội phát triển nóng BĐS, lo xây nhà cao tầng trong nội đô.Nhiều người nói thay vì phục vụ cho nhà đầu tư BĐS, thành phố nên phát triển bền vững. Theo tôi đối với Đồ án này thành phố cần hỏi ý kiến của các chuyên gia kinh tế trong vấn đề giải bài toán về nguồn vốn thực hiện”, KTS Tùng nêu ý kiến.

TS.Phạm Sĩ Liêm (nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, hiện là Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam) cho hay: “Khu vực ga Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng kết nối với nhiều tuyến đường huyết mạch trong nội thành đều là những tuyến đường thường xuyên bị ùn tắc. Nếu xây dựng nhà cao tầng từ 40 - 70 tầng thì càng tắc nghẽn hơn. Tôi cho rằng đề xuất này có động cơ mang lại lợi ích từ bất động sản cho một nhóm người nào đó hơn là vì mục tiêu chung cho Thành phố. Những năm gần đây, công tác quản lý quy hoạch Hà Nội bị buông lỏng, nhà cao tầng mọc lên tùy tiện, dân số tập trung ngày càng cao. Cái thiếu ở khu vực này là công viên, trường học, công trình văn hóa phục vụ đời sống nhân dân chứ không phải nhà cao tầng”.

Thực tế, việc “lắp” cao ốc vào hầu hết các chỗ trống, đặc biệt là các khu đất vàng trong nội đô dẫn tới những con đường, khu phố “bi kịch” khi gánh trên mình hàng chục dự án, hàng vạn người, hàng ngàn phương tiện… dù chỉ dài 1-2km, chỉ có 1-2 làn xe. Hệ quả là tình trạng kẹt xe, ngập nước ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội ngày càng trầm trọng và bế tắc, không lối thoát. Thậm chí từ cuối năm ngoái, sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) cũng bị ngập nước và một trong những lý do là các lối thoát nước của sân bay bị nhà cửa, công trình, cao ốc bao kín.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Trong khi các mảng xanh ngày càng teo tóp thì tình trạng ô nhiễm khói bụi gia tăng do lượng khí thải từ xe cộ, rác thải sinh hoạt… tăng lên. Hệ thống y tế, giáo dục cũng bị áp lực nặng nề kéo theo các hệ lụy khôn lường.

Vì vậy, trước mắt là nói không với việc xây tòa nhà chọc trời ở ga Hà Nội. Sau đó là kiên quyết loại bỏ các dự án, công trình không đúng với quy hoạch.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Xây khu cao ốc 40-70 tầng ở ga Hà Nội: Không thể phá vỡ quy hoạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.