Thứ sáu, 19/04/2024 20:47 (GMT+7)

Xem tranh thiếu nhi cảm nhận về những điều giản dị

MTĐT -  Thứ sáu, 24/06/2022 14:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những mảng màu sáng tối, những uốn lượn tưởng như mơ hồ, hay nhịp điệu đan xen cao thấp hoàn toàn không toan tính... là đặc thù thẩm mỹ của tranh thiếu nhi.

Những mảng màu sáng tối, những uốn lượn tưởng như mơ hồ, hay nhịp điệu đan xen cao thấp hoàn toàn không toan tính... là đặc thù thẩm mỹ của tranh thiếu nhi.

Tranh thiếu nhi đặc biệt phong phú về các đề tài. Từ tranh phong cảnh quê hương, miêu tả đặc điểm vùng miền, đến những đề tài sinh hoạt đời thường, thiếu nhi vui chơi, cắm trại, trò chơi dân gian, hay đề tài thời sự... Nhưng theo tôi, đặc biệt dấu ấn nhất là mảng đề tài “ước mơ của em”. Đó là những ước mơ giản dị, trong sáng nhất là được vui chơi, ca hát, đến những ước mơ được làm người lớn, hay thế giới không còn chiến tranh, rồi được bay đến những vì sao...

Xem bức tranh của em Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Điện Biên 1 (TP Thanh Hóa) vẽ chân dung cô giáo của mình thật đẹp. Hình tượng cô giáo được đặt ở vị trí trung tâm, dang tay bế các con. Cô giáo xinh tươi trong bộ váy đỏ, còn những cô cậu học sinh bé nhỏ, vui tươi với những bông hoa tươi thắm, những vở sạch chữ đẹp mang đến tặng cô, xa xa là cổng trường với khẩu hiệu mà các em mong ước: Trường học thân thiện.

Còn em Lê Khương Mai Trang, học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Điện Biên 1, thể hiện ước mơ của mình qua hình ảnh những chiếc ô tô. Bức tranh với lối bố cục lạ, hai mảng đậm nhạt tương phản chạy ngang và hình ảnh chiếc ô tô thân thiện sử dụng năng lượng sạch có tạo hình thật ngộ nghĩnh. Những chấm, hình gạch ngang, đường lượn thoải mái trong nét vẽ của em, người vẽ chuyên nghiệp có lẽ không bao giờ dám thử. Đó là sự ngây thơ vừa trong sáng vừa mạnh bạo, khiến người lớn ngạc nhiên bởi sự vô lý trong sắp đặt nhưng lại tạo nên một cảm xúc thẩm mỹ thật lý thú.

tm-img-alt
Tranh của em Đỗ Nguyễn Hải Nam, lớp 4, Trường Tiểu học Điện Biên 1

Em Đỗ Nguyễn Hải Nam, lớp 4, Trường Tiểu học Điện Biên 1 với thông điệp “Gửi niềm tin, trao ước mơ” mô tả 2 người bác sĩ mặc áo blouse trắng đang khám bệnh trong đại dịch COVID-19 là một ví dụ sinh động về những khó khăn vất vả của nhưng người nơi tuyến đầu chống dịch. Những nét vẽ đơn giản phản ánh suy nghĩ rất trẻ con, nhưng lại gần gũi và dễ chịu. Bức tranh giúp người lớn phần nào hiểu rằng trẻ nhỏ cũng có suy nghĩ riêng mà đôi khi người lớn khó có thể áp đặt.

Trên đây chỉ là 3 tác phẩm rất trẻ con của các em học sinh của Trường Tiểu học Điện Biên 1, miêu tả cuộc sống hàng ngày. Có những đề tài như vẽ về lãnh tụ cũng chưa bao giờ dễ với cả những họa sĩ thành danh, nhưng các em nhỏ lại có tư duy khác, cái nhìn khác. Tôi còn nhớ bức tranh “Chúng cháu về thăm Bác” của Đỗ Khánh Linh, thời điểm năm 2020, em là học sinh lớp 5D, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Thanh Hóa) trong Cuộc thi vẽ tranh "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ” do Hội đồng Đội Trung ương tổ chức. Thông qua nét vẽ mộc mạc ngây thơ, hình ảnh Bác như vầng thái dương, soi sáng và chỉ đường thật đậm nét. Và hơn hết là tình cảm của em nhỏ đại diện cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh muốn dâng lên Bác những đóa hoa tươi thắm khi về viếng lăng. Để vẽ được đặc điểm trang phục của các dân tộc có thể em cần sự “trợ giúp” của người lớn, song rõ ràng từng nét mặt, từng bộ quần áo trong tổng thể bức tranh thật dễ chịu. Hình ảnh Bác Hồ và Trống Đồng làm trung tâm khiến người xem kết nối được biểu tượng của truyền thống và hiện đại.

tm-img-alt

Có thể vì quá mỏi mệt với những lo toan thường ngày nên nhiều khi chúng ta chỉ ước mình bé lại để sống những tháng ngày ấu thơ. Xem tranh thiếu nhi là cơ hội để ta quay về quá khứ của mình, hiểu rõ thiếu nhi hôm nay nghĩ gì, muốn gì.

Tranh thiếu nhi không nặng nề về bố cục, mà thoát ly hoàn toàn khỏi những quy ước hàn lâm của hội họa. Sự tung tẩy của những đường nét tưởng như vô định, sự tương phản của màu sắc nguyên sơ không toan tính cho ta cảm giác đi về cội nguồn của bản năng, xóa nhòa ranh giới của hiện thực và tưởng tượng.

Tranh thiếu nhi tương đồng với nghệ thuật đồ họa qua những đường viền mạch đen, phân chia ranh giới của hình và màu, những nét mau thưa, nhanh chậm đã phản ảnh được những cảm xúc nhất thời của tâm hồn trẻ nhỏ. Nhiều lúc tươi vui, hồn nhiên nhưng đôi khi lại khiến chúng ta giật mình bởi sự táo bạo và mạnh mẽ.

Những năm gần đây phong trào dạy học môn mỹ thuật ở các trường tiểu học và THCS phát triển mạnh mẽ. Nhất là vào những dịp hè, các lớp học mỹ thuật được tổ chức nhiều hơn, giúp cho các em có một nơi để thỏa sức sáng tạo. Tuy vậy, cũng còn không ít sự trăn trở khi “mô típ” giông giống nhau ngày càng nhiều. Nhiều cuộc thi được mở ra, bên cạnh việc tạo cơ hội để các em thể hiện, kích thích khả năng sáng tạo thì cũng còn nhiều điều lo lắng. Gần đây nhất, Cuộc thi vẽ tranh “Chiếc ô tô mơ ước” do Toyota Việt Nam tổ chức đã tạo cho sân chơi mỹ thuật của thiếu nhi Việt Nam sự khởi sắc mới. Tuy nhiên vì người Nhật yêu thích tranh đồ họa nên khi tham dự, đa số những bài vẽ của các em có chiều hướng đồ họa Nhật Bản, nếu không muốn nói là các phong cách tương đối giống nhau. Hơn ai hết những thầy cô dạy vẽ nhận biết được điều đó cần có phương pháp tốt hơn để các em được thoải mái sáng tạo, thoải mái thể hiện cái tôi của mình. Bởi trên hết, dạy nghệ thuật tức là dạy cách thức và kỹ thuật còn sự sáng tạo lại là “nét riêng” của mỗi người.

Hy vọng một mai đây thôi, những cô cậu học trò bé xíu của ngày hôm nay sẽ trở thành những nhà thiết kế, kiến trúc sư chuyên nghiệp, những họa sĩ tài năng./.

An Na (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Xem tranh thiếu nhi cảm nhận về những điều giản dị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Vô thường
Không người ạ! Muộn phiền chi cho tội////Để nhìn đời nặng trĩu những ưu tư///Hạnh phúc ư? Sum họp hay giã từ///Ai cũng trải - như trời mưa rồi nắng!
Bài thơ: Rét...
Đêm về mưa vẫn đang rơi////Lạnh lùng băng giá ở nơi không nhà...
Bài thơ: Phở Hà Thành
Chỉ là tô Phở bình dân////Mà sao ăn mãi bao lần vẫn mê?///Chả riêng người phố hay quê///Cho em đủ nhớ muốn về cùng anh...

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...