Thứ tư, 24/04/2024 11:30 (GMT+7)

Xử lý hành vi làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ -  Thứ năm, 23/09/2021 18:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Người sử dụng sổ đỏ giả để mua bán nhà đất có thể bị: Xử phạt hành chính; hoặc khi đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Hỏi: Thưa Luật sư, hành vi làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) thì bị xử lý như thế nào? 

(Hoàng Mạnh, Đông Triều, Quảng Ninh)

Luật sư tư vấn:

Về cơ sở pháp lý:

- Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;

-Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

- Căn cứ Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Căn cứ Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

1. Hành vi làm giả sổ đỏ?

“Sổ đỏ” được người dân hay gọi tắt cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 giải thích thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, làm giả sổ đỏ là việc dùng kỹ xảo để sản xuất sổ có dạng giống như sổ đỏ được cơ quan có thẩm quyền cấp bất hợp pháp.

2. Làm giả “sổ đỏ” để mua bán đất bị xử lý như thế nào?

Tùy theo mức độ vi phạm mà hành vi làm giả giấy tờ nhà đất sẽ bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

 Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 3 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính; và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, nếu hành vi sử dụng sổ đỏ giả để mua bán nhà đất mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tối đa là 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch thu giấy tờ khi làm giả giấy tờ nhà đất đã sử dụng để thực hiện chuyển nhượng.

Trường hợp cơ quan đăng ký đất đai đã đăng ký biến động vào sổ địa chính mà phát hiện giấy tờ là giả thì sẽ hủy bỏ kết quả thủ tục đăng ký biến động.

 Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự người có hành vi làm giả sổ đỏ có thể bị chịu các mức phạt tù như sau:

Phạt tù đến 03 năm:

– Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại

Phạt từ 02 đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đến dưới 50.000.000 đồng và thuộc một trong các trường hợp trên.

Phạt từ 07 đến 15 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; thuộc một trong các trường hợp đã quy định.

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt từ 12 năm đến chung thân:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đến dưới 500.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định ở trên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; thời gian từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do vậy, người sử dụng sổ đỏ giả để mua bán nhà đất có thể bị: Xử phạt hành chính; hoặc khi đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Bạn đang đọc bài viết Xử lý hành vi làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.