Thứ sáu, 29/03/2024 13:49 (GMT+7)

Xử phạt vi phạm trong quản lý đường sắt?

MTĐT -  Thứ hai, 18/12/2017 11:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thưa luật sư có quy định nào xử phạt về các hành vi chăn dắt gia súc ở gần đường tàu, tàu đang di chuyển thì người dân ném gạch đá gây vỡ cửa kính...

Xin chào Luật sư. Tôi thường xuyên phải đi công tác xa nên rất hay di chuyển bằng tàu hỏa. Tuy nhiên tôi thấy hiện nay, chất lượng về quản lý đường sắt ngày càng xuống cấp. Nhiều lần tôi thấy người dân chăn dắt gia súc ở gần đường tàu mà không có bảo vệ ra nhắc nhở. Thậm chí có trường hợp tàu đang di chuyển thì bị người dân ném gạch đá vào gây vỡ cửa kính. Vậy cho tôi hỏi có quy định nào xử phạt về các hành vi tương tự như trên không? Cảm ơn Luật sư !

Luật sư :

Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 46/2016?NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt:

Điều 48. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt

  1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. a) Đi, đứng, nằm, ngồi trong cầu, hầm dành riêng cho đường sắt trừ người đang làm nhiệm vụ;
  3. b) Vượt tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh;
  4. c) Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;
  5. d) Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên, xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ người đang thi hành nhiệm vụ;

đ) Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;

  1. e) Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  3. a) Neo đậu phương tiện vận tải thủy, bè, mảng hoặc các vật thể khác trong phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
  4. b) Để phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
  5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  6. a) Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt;
  7. b) Để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt.
  8. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân làm rơi gỗ, đá hoặc các vật thể khác gây sự cố, tai nạn chạy tàu.
  9. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
  10. a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này buộc phải ra khỏi phạm vi cầu, hầm đường sắt;
  11. b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này buộc phải đưa rơm, rạ, nông sản, các vật phẩm khác ra khỏi đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;
  12. c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm e Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều này buộc phải đưa đất, cát, vật chướng ngại, các loại vật tư, vật liệu khác ra khỏi đường sắt;
  13. d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này buộc phải đưa bè, mảng, phương tiện vận tải thủy hoặc các vật thể khác ra khỏi phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này buộc phải đưa phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Giám đốc

Hãng Luật TGS LawFirm

Địa chỉ: Số 9 Ngách 6A - Ngõ 6 - Phạm Văn Đồng, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Số di động: 0918 368 772

     Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Xử phạt vi phạm trong quản lý đường sắt?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới