Thứ sáu, 29/03/2024 07:12 (GMT+7)

Ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch của JVE nhận giải “Bùi Xuân Phái- vì tình yêu Hà Nội”

PV -  Thứ sáu, 29/10/2021 20:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 28/10/2021, “Ý tưởng xây dựng hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hóa, tâm linh" đã được Ban Tổ chức giải “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ 14-2021.

Cụ thể “Ý tưởng xây dựng hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hóa, tâm linh" đã được Ban Tổ chức giải “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ 14-2021 trao giải hạng mục Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội.

Ý tưởng của JVE nhằm giải quyết tận gốc tình trạng ô nhiễm, xây dựng một hệ thống hạ tầng chống ngập khổng lồ gắn với đường cao tốc ngầm, biến toàn bộ không gian kéo dài 15km của sông thành một công viên văn hóa đặc biệt để phục vụ cộng đồng, đó là giấc mơ lớn cho cả Hà Nội thay vì riêng con sông Tô Lịch.

tm-img-alt

“Ý tưởng xây dựng hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử, văn hóa, tâm linh" đã được Ban Tổ chức giải “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” lần thứ 14-2021 trao giải hạng mục Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội.

Thực tế, những ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch đã được nhắc tới khá nhiều trong vài năm gần đây, khi con sông gắn liền với lịch sử hình thành Hà Nội hơn 10 thế kỷ luôn ở trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, so với những ý tưởng trước, điểm nhấn quan trọng trong đề xuất của JVE là việc xây dựng một hệ thống hầm ngầm chống ngập khổng lồ ở khu vực cạnh sông Tô Lịch, bao gồm các giếng thu nước, hầm ngầm thoát nước, bể điều áp khổng lồ. Theo đó, vào mùa mưa, hệ thống này có vai trò tiêu thoát, tích trữ nước, đồng thời bơm xả nước ra sông Nhuệ khi mưa bão qua đi (mực nước sông Nhuệ xuống thấp).

Ở phía trên hệ thống hầm chống ngập này, một hệ thống cao tốc ngầm 2 tầng (dành cho 2 chiều riêng biệt) cũng sẽ được xây dựng và có kết nối với các điểm nút giao thông huyết mạch của Thủ đô.

Theo kế hoạch, các hệ thống trên được bố trí trong một đường hầm khổng lồ đường kính gần 17 mét, chạy dài khoảng 12 km dọc sông Tô Lịch và được thi công bởi máy đào hầm TBM hiện đại nhất hiện nay từ Nhật Bản. Đặc biệt, để không ảnh hưởng tới dòng chảy hiện có, cũng như không phạm vào khu vực lòng sông, hệ thống đường ngầm đặc biệt này sẽ được đặt ngầm ở phía dưới các trục đường nhựa hiện có bên cạnh sông Tô Lịch.

tm-img-alt
Phối cảnh Công viên lịch sử-văn hoá- tâm linh Tô Lịch.

Khi giải quyết được các vấn đề về úng ngập, ách tắc giao thông, trục sông Tô Lịch sẽ được cải tạo để trở thành một không gian văn hóa - du lịch đặc thù, giống như con sông Cheonggyecheon giữa lòng thủ đô Seoul (Hàn Quốc) nhưng lại mang đậm bản sắc văn hóa nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

Không ảnh hưởng tới quỹ đất 2 bên sông, không gian này được khai thác dựa trên việc kè thẳng đứng sông Tô Lịch và làm đường dạo bên dưới. Theo đó, lòng sông để tự nhiên và áp dụng Công nghệ Bio-Nano Nhật Bản để xử lý tận gốc mùi hôi, cũng như phân hủy tầng bùn đáy. Dọc theo làn nước đã được xử lý của sông là hàng cây, vỉa hè đi bộ, thảm thực vật... tạo thành không gian công cộng phục vụ người dân Thủ đô.

Mặc dù đề xuất cần tiếp tục hoàn thiện chi tiết về từng hạng mục công trình cũng như cần làm rõ hơn về tính khả thi, và mặc dù giấc mơ ấy có thể chưa thành hiện thực trong một sớm một chiều, nhưng rõ ràng nó đã khiến chúng ta tự tin, hào hứng và vững tâm hơn rất nhiều so với cảnh bị “bỏ quên” của sông Tô trong hàng chục năm qua.

 Trao đổi với PV, Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch JVE Group cho biết:

“ Sau quãng thời gian sống, học tập và làm việc nhiều năm tại Nhật Bản, được chứng kiến tiếp cận và trải nghiệm thực tế các Công trình hầm ngầm chống ngập, cao tốc ngầm và đặc biệt là thấy Nhật Bản tuy là đất nước phát triển nhưng có một nền Công nghiệp văn hóa rất mạnh và đặc biệt coi trọng việc gìn giữ và phát huy văn hóa cổ truyền dân tộc.

tm-img-alt
Ông Nguyễn Tuấn Anh-Chủ tịch JVE Group phát biểu cảm tưởng sau khi nhận Giải Ý tưởng của Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 14-2021. 

Khi đó, tôi luôn đau đáu về hình ảnh dòng sông di sản hơn 2000 năm – sông Tô Lịch uốn lượn giữa Thủ đô nhưng là “dòng sông chết” với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng cũng như cảnh mỗi khi trời mưa là người dân Thủ đô rất vất vả với cảnh ngập úng, tắc đường, từ đó tôi đã có quyết tâm là sẽ có một ngày khi trở về Việt Nam sẽ phối hợp cùng phía Nhật Bản để đưa ra các giải pháp, xây dựng các công trình để giải quyết các vấn đề dân sinh đó”.

Được biết, sau khi có đề xuất của JVE Group, ngày 5/10/2020, Văn phòng Thành ủy đã có Công văn số 1427/BC-VPTU báo cáo Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội (nay là Chủ tịch Quốc hội) giao "Ban cán sự đảng UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn của Thành phố nghiên cứu kỹ Đề án của Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE; đồng thời phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, ưu - nhược điểm, tính khả thi của Đề án, đề xuất các giải pháp cụ thể theo từng giai đoạn; tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, ý kiến người dân (nếu có); dự trù kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện Đề án để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo trình Thường trực Thành ủy xem xét, cho ý kiến theo Quy chế làm việc".

Có thể nói, theo đánh giá Đề xuất của JVE Group là một giấc mơ đẹp cả về môi trường, cảnh quan lẫn hạ tầng kỹ thuật cho toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch. Do quy mô của Đề án rất lớn, liên quan đến rất nhiều mảng, lĩnh vực khác nhau từ xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng cảnh quan công viên, xây dựng hạ tầng hệ thống chống ngập khổng lồ, cao tốc ngầm cho đến các nội dung liên quan đến mỹ thuật - kiến trúc, di sản, lịch sử, văn hóa, tâm linh vv...nên các bước từ thủ tục xin phê duyệt chủ trương đầu tư, hiệp định liên quan nguồn vốn viện trợ ưu đãi giữa hai Chính phủ, vv...cần rất nhiều thời gian.

Đặc biệt đại dịch Covid-19 trong gần 02 năm qua, phía Chuyên gia Nhật Bản cũng không thể nhập cảnh vào Việt Nam nên chưa thực hiện được các buổi hội thảo với các Chuyên gia, Nhà khoa học của Việt Nam cũng như với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chuyên môn về các nội dung liên quan nên đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ mốc thời gian dự kiến ban đầu đưa ra.

Tuy nhiên, phía Đề án vẫn tiếp tục hoàn thiện các ý tưởng thiết kế, tổ chức các cuộc họp trực tuyến với phía Nhật Bản. Đề án cải tạo sông Tô Lịch trở thành Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch nhận được sự ủng hộ rất mạnh mẽ từ nguyên Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cũng như một số thành viên đương nhiệm của Chính phủ Nhật Bản cùng các cơ quan liên quan.

Gần đây nhất, vào tháng 9/2021 vừa qua, phía Nhật Bản đã báo cáo lên nguyên Thủ tướng Abe Shinzo – người rất tâm huyết với Dự án ngay từ khi đề xuất trong thời gian giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản.

Thời gian tới, sau khi được phép nhập cảnh vào Việt Nam, phía Nhật Bản sẽ có báo cáo tới các cơ quan chức năng để xúc tiến các công việc tiếp theo nhằm mục tiêu cuối cùng là triển khai được Dự án để tạo nên Dấu ấn nghìn năm Thăng Long – Hà Nội và là một biểu tượng mới cho tình hữu nghị giữa hai dân tộc, nhân dân hai nước trong bối cảnh hai nước đang có những hoạt động chào mừng Dấu mốc kỷ niệm quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản đã tròn 50 năm - một nửa thế kỷ (21/9/1973 – 21/9/2023).

Dự kiến, trước Tết Nguyên đán, sẽ có báo cáo các cơ quan liên quan về Đề xuất Quy hoạch chi tiết Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh Tô Lịch cùng toàn bộ tài liệu, báo cáo liên quan đề xuất như nguồn vốn viện trợ ưu đãi, các nội hàm chi tiết về các yếu tố lịch sử, văn hóa, tâm linh đề xuất xây dựng tại từng triều đại suốt dọc sông Tô Lịch.

Có thể nói, theo đánh giá, đây là một giấc mơ đẹp cả về môi trường, cảnh quan lẫn hạ tầng kỹ thuật cho toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch. Quy mô của ý tưởng rất lớn, liên quan đến rất nhiều mảng, lĩnh vực khác nhau từ xử lý ô nhiễm môi trường, xây dựng cảnh quan công viên, xây dựng hạ tầng hệ thống chống ngập khổng lồ, cao tốc ngầm cho đến các nội dung liên quan đến mỹ thuật - kiến trúc, di sản, lịch sử, văn hóa, tâm linh vv...

Giải pháp xử lý tổng thể cải tạo sông Tô Lịch trở thành Công viên Lịch sử-Văn hóa-Tâm linh Tô Lịch không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là tạo nên cảnh quan đẹp để người dân và du khách có thêm điểm để thăm quan du lịch, đóng góp vào phát triển kinh tế của Thủ đô mà ý nghĩa quan trọng nhất của Ý tưởng là bảo tồn và phát huy các giá trị về lịch sử, văn hóa, tâm linh, từ đó sẽ giúp thay đổi bộ mặt của Thủ đô Hà Nội, mang lại một luồng sinh khí mới đưa Thủ đô và Đất nước ta phát triển.

Bạn đang đọc bài viết Ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch của JVE nhận giải “Bùi Xuân Phái- vì tình yêu Hà Nội”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.