Thứ bảy, 20/04/2024 21:28 (GMT+7)

Yêu cầu có 2 lối thoát nạn đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh

MTĐT -  Thứ ba, 09/08/2022 15:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia Nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế được kỳ vọng giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ tại các khu vực tập trung dân cư, quy định chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn tối thiểu 0,8m, chiều cao thông thủy tối thiểu 1,9m.

Riêng đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh có tối thiểu 02 lối ra thoát nạn.

Phải có tối thiểu 1 lối thoát nạn ở tầng 1

Viện Kiến trúc Quốc gia đang thực hiện nhiệm vụ Bộ Xây dựng giao dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia Nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế. Dự thảo đang ở bước dự thảo lần 2 và lấy ý kiến góp ý của các bộ ngành, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân.

Theo nội dung dự thảo lần 2, nhà ở riêng lẻ sử dụng với mục đích để ở thuộc nhóm F1.4 - phân nhóm dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng theo quy định hiện hành của QCVN 06:2021/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - an toàn cháy cho nhà và công trình.

Thiết kế an toàn cháy cho nhà ở riêng lẻ phù hợp với quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế và tuân thủ quy định hiện hành của QCVN 06:2021/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - an toàn cháy cho nhà và công trình.

Yêu cầu có 2 lối thoát nạn đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh
Tập huấn phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn TP Hà Nội.

Về yêu cầu về thoát nạn quy định, nhà ở riêng lẻ sử dụng với mục đích để ở có tối thiểu 01 lối ra thoát nạn tại tầng 1. Chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn tối thiểu 0,8m, chiều cao thông thủy tối thiểu 1,9m. Riêng đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh có tối thiểu 02 lối ra thoát nạn.

Lối ra tại tầng 1 cần thoát trực tiếp ra ngoài, trường hợp thoát qua gian phòng khác, phải duy trì chiều rộng lối đi và có giải pháp ngăn cháy, ngăn tác động nguy hiểm có thể xuất hiện từ các vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt (ô tô, xe máy...).

Cửa đi trên lối thoát nạn tại tầng 1 cần sử dụng cửa bản lề, hạn chế sử dụng cửa cuốn, cửa trượt. Trường hợp lắp đặt cửa cuốn, cửa trượt phải sử dụng loại cửa có cơ cấu tự thu, mở nhanh, có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay để mở khi mất điện hoặc động cơ bị hỏng.

Khuyến khích thiết kế lối ra phụ cho phép thoát người ra ngoài khi cửa cuốn không hoạt động. Lưu ý, lối ra này có thể lựa chọn là một cửa đi phụ hoặc cửa sổ không lắp chắn song (hoặc có chắn song với khóa có thể mở trong tình huống thoát nạn mà không cần chìa hoặc thao tác phức tạp).

Nhà có 01 lối ra thoát nạn, cần bố trí thêm lối ra thứ 2 qua ban công, lô gia, cửa sổ có mặt ngoài thông thoáng, lối lên mái nhà hoặc bằng thang sắt, ống tụt, thang dây ngoài nhà… để thoát nạn khi cần thiết. Trường hợp thoát qua ban công, lô gia phải đảm bảo thông thoáng, không che chắn tạo thành phòng, không nên lắp đặt lồng sát, lưới sắt cố định gây cản trở việc thoát nạn và cứu người khi xảy ra sự cố. Trường hợp bố trí lồng sắt, lưới sắt cần có ô cửa kích thước tối thiểu 0,8x0,8 m.

Trường hợp không bố trí cửa lên sân thượng hoặc mái cần bố trí ô trống có kích thước tối thiểu 0,6x0,8 m và phải mở theo hướng ra sân thượng/mái.

Trường hợp không thể bố trí đường thoát nạn, lối ra thoát nạn riêng hoặc lối ra phụ ở tầng 1, thì cần có các khu vực lánh nạn tạm thời ở các tầng tại các vị trí ban công hoặc lô-gia được ngăn cách với gian phòng phía trong bằng một mảng tường đặc có chiều rộng không nhỏ hơn 1,2 m, sử dụng các cửa ra vào gian phòng cũng như cửa từ gian phòng ra ban công, lô-gia là các cửa bằng vật liệu đặc không cháy hoặc khó cháy, nên sử dụng cửa ngăn cháy loại 2 hoặc loại 3 theo quy định hiện hành của QCXDVN 05:2008/BXD về Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng và sức khỏe, không nên dùng cửa nhựa hoặc cửa nhôm, kính thường, không có khả năng chịu nhiệt.

Nhà có sân thượng thì sân thượng phải bố trí thông thoáng, không được bít kín, đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố, cần bố trí lối lên sân thượng từ tầng dưới qua các thang cố định. Cửa ra sân thượng có chiều rộng tối thiểu 0,8m, chiều cao tối thiểu 1,9m, bố trí khóa cửa thì phải dễ dàng thao tác mở cửa từ bên trong. Trường hợp không bố trí cửa lên sân thượng hoặc mái cần bố trí ô trống có kích thước tối thiểu 0,6x0,6m và phải mở theo hướng ra sân thượng/mái.

Cần bố trí một khoảng sân lánh nạn tạm thời phía ngoài gian tum thang nằm ở phía có thể tiếp cận từ bên ngoài, được ngăn cách với gian tum thang bằng tường xây đặc. Nên có các l mở trên tường (chỉ các bức tường không tiếp giáp với phần sân lánh nạn) hoặc mái của tum thang để dễ dàng thoát khói khi có cháy. Những l mở nếu có phải được bố trí sao cho khói thoát qua đó không làm ảnh hưởng đến phần sân lánh nạn tạm thời.

Không xây bít ô thông tầng để không ảnh hưởng đến thoát khói tự nhiên. Đối với nhà không có các ô thông tầng hoặc đ lắp kính cần thiết kế, lắp đặt các l cửa thoát khói trong nhà thông qua mái nhà hoặc thoát khói trực tiếp ra không gian bên ngoài tại các tầng.

Trên đường, lối đi, cầu thang thoát nạn không bố trí, lắp đặt vật dụng, thiết bị nhô ra khỏi mặt tường có độ cao dưới 2m; không lắp đặt gư ng soi trên đường, lối đi, cầu thang bộ thoát nạn.

Không sử dụng vật liệu dễ cháy thi công đường, lối đi

Dự thảo tiêu chuẩn cũng có nhưng quy định cụ thể nhằm ngăn chặn cháy lan, có giải pháp phòng chống cháy lan giữa các nhà ở riêng lẻ liền kề qua các ô cửa. Trên đường, lối đi, cầu thang thoát nạn không sử dụng vật liệu dễ cháy để thi công, lắp đặt, trang trí nội thất. Vách, trần, vật liệu trang trí khu vực thờ cúng là loại vật liệu không cháy hoặc khó cháy phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.

Yêu cầu có 2 lối thoát nạn đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh
Ảnh minh họa.

Trong các tầng hầm và tầng nửa hầm, không cho phép bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy, cần có giải pháp ngăn cháy, ngăn khói lan lên tầng trên qua cầu thang bộ, giếng thang máy, trục kỹ thuật của nhà.

Các trường hợp đặc biệt cần được cấp phép theo quy định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.

Đối với thiết bị chữa cháy, báo cháy, lựa chọn, bố trí bình chữa cháy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng, bảo đảm tối thiểu 01 bình chữa cháy tại mỗi tầng, ở nơi dễ thấy, dễ lấy và thuận tiện cho việc sử dụng để kịp thời xử lý khi sự cố xảy ra.

Trong mọi trường hợp phải đảm bảo khoảng cách di chuyển lớn nhất từ điểm xa nhất cần bảo vệ đến bình chữa cháy không quá 20m. Phải trang bị phương tiện hoặc có giải pháp báo cháy tự động cho nhà ở riêng lẻ trong các trường hợp: Nhà ở từ 7 tầng trở lên; Tầng hầm/tầng nửa hầm có diện tích từ 200m2 được sử dụng làm kho chứa đồ, vật phẩm/hàng hóa phục vụ nhu cầu kinh doanh hoặc sử dụng làm chỗ để xe.

Riêng đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ các quy định về trang bị hệ thống báo cháy tự động theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng. Khuyến khích trang bị các phương tiện cứu nạn, cứu hộ, phương tiện bảo hộ chống khói và dụng cụ phá dỡ thô sơ, lắp đặt các phương tiện báo cháy độc lập (đầu báo khói độc lập) ở các khu vực có công năng khác nhau của nhà.

Việc cấp nước chữa cháy, lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà tại các khu dân cư cần tuân thủ theo quy định hiện hành của QCVN 06:2021/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - an toàn cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu trang bị hệ thống họng nước chữa cháy bên trong cho nhà ở riêng lẻ phải phù hợp với quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng. Khuyến khích sử dụng các thiết bị chữa cháy tự động dạng đóng gói bằng nước thay thế hệ thống chữa cháy tự động và họng nước chữa cháy dạng đóng gói thay thế họng nước chữa cháy trong nhà.

Bố trí lối vào từ trên cao phục vụ chữa cháy

Đặc biệt, dự thảo tiêu chuẩn quy định nội dung riêng đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh hoặc các mục đích dân dụng khác (không phải ở) ngoài các yêu cầu nêu trên cần phải đảm bảo các yêu cầu như: Khi phần diện tích sử dụng cho các mục đích sản xuất, kinh doanh, mục đích dân dụng khác chiếm tỷ lệ từ 70% trở lên trên diện tích sử dụng của toàn nhà cần bố trí lối vào từ trên cao phục vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ theo quy định hiện hành của QCVN 06:2021/BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - an toàn cháy cho nhà và công trình.

Các khu vực hoặc phần diện tích của nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, mục đích dân dụng khác phải tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn cháy tư ng ứng với từng mục đích sử dụng cụ thể.

Các gian phòng chứa hàng hóa, vật liệu dễ cháy hoặc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải được ngăn cách với lối ra thoát nạn tại các tầng bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy. Trường hợp tầng 1 (tầng trệt) được sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì đường và lối thoát nạn từ các tầng phía trên xuống thông qua cầu thang bộ tại tầng 1 phải được ngăn cách với khu vực sản xuất, kinh doanh bằng tường ngăn cháy, vách ngăn cháy với chiều rộng lối đi không nhỏ hơn 0,8m.

Trong nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất kinh doanh, phải có biện pháp ngăn cách khu vực sản xuất kinh doanh với không gian khác của nhà bằng tường và sàn không cháy, với giới hạn chịu lửa không thấp hơn Rel45 (chỉ số về PCCC, chống cháy, chịu lửa... trong vòng 45phút).

Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy tuân theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng. Khuyến khích lắp đặt các thiết bị chữa cháy tự động quy mô nhỏ, bình chữa cháy tự động kích hoạt cho những khu vực dùng cho mục đích dân dụng khác, đặc biệt là các khu vực, gian phòng làm kho, sản xuất, kinh doanh, bảo đảm phù hợp giữa năng lực chữa cháy với quy mô cần bảo vệ.

Đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh vật tư, hàng hóa là chất cháy hoặc cháy được phải trang bị tối thiểu 01 bộ dụng cụ phá dỡ thô gồm búa, beng, kìm để có thể phá khóa, phá dỡ cửa trên lối ra thoát nạn.

Gian phòng sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh phải được ngăn cháy lan, ngăn khói với khu vực để ở của hộ gia đình, cầu thang bộ chung của các tầng và lối ra thoát nạn tại tầng 1 của nhà.

Bộ Xây dựng kỳ vọng, những quy định mới về an toàn cháy cho nhà ở riêng lẻ sẽ góp phần giảm thiểu những nguy cơ gây cháy, nổ, gây thiệt hại về người, về của, của người dân tại những nơi tập trung đông dân cư đô thị, nông thôn.

Bạn đang đọc bài viết Yêu cầu có 2 lối thoát nạn đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo tapchixaydung.vn

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất