Thứ sáu, 29/03/2024 22:01 (GMT+7)

Yêu điều dân yêu, ghét điều dân ghét

MTĐT -  Thứ hai, 11/02/2019 11:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước.”

Năm 1300, tức là cách đây 718 năm, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – “Đức Thánh Trần”- trước khi mất 2 tháng, đã tâu với vua Trần Anh Tông: “Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Đó là thượng sách giữ nước.”      

Điều này ngược với thời chiến, đặc biệt là khi gặp địch mạnh. Ví dụ trong kháng chiến chống Mỹ, ta đã phải “Mỗi người làm việc bằng hai” “Tất cả cho tiền tuyến”...thời chiến, muốn cũng không thể nào “khoan thư sức dân” được.   

Khoảng từ năm 1440 -1442, trước vụ Lệ Chi Viên thảm khốc, khi được vua Lê Thái Tông sai soạn lễ nhạc cung đình (nhã nhạc), Nguyễn Trãi tâu, xin nhà vua hãy chăm dân “Sao cho khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn gịận oán sầu” bởi vì “Đó là cái gốc của lễ nhạc”. Lúc ấy, cũng đang là thời bình và làm cho “khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu” chính là “khoan thư sức dân”!

Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh mất. Người dặn rằng, sau ngày thắng lợi, Chính phủ hãy miễn thuế nông nghiệp cho dân vài ba năm. “Sau ngày thắng lợi” tức là thời bình. “Miễn thuế nông nghiệp” tức là “khoan thư sức dân”...

Thành thử, từ cổ chí kim, các bậc vĩ nhân đều “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” cảm động/cảm thông với nỗi cực nhọc của nhân dân trong thời chiến, mà chủ trương “khoan thư sức dân” trong thời bình, dù dưới chế độ “Quân chủ”, hay “Dân chủ”. 

Dù thế vẫn phải đinh ninh trong “nước mạnh” lòng dân là yêu tố hàng đầu.[1]

Logic tất yếu cổ kim là, để có được lòng dân thì quan lại xưa, cán bộ nay không được nhũng nhiễu nhân dân, không được tham ô, lãng phí thì giờ và nhân vật lực của nhân dân, tài nguyên của quốc gia. Nói theo lối dân gian, “Hành chính” không phải rằng “hành” là “chính”... Muốn thế, thì đảng viên, cán bộ ta yêu điều dân yêu, ghét điều dân ghét; phải thấy việc gì có lợi cho dân thì mới làm, việc gì có hại cho dân thì chết cũng bỏ. Mà muôn đời, dân yêu nhất là “thái bình hạnh phúc”, dân ghét nhất là “thủy, hỏa, đạo, tặc”.

Trong đó, “đạo” là “đạo chích” - trộm cắp/trộm cướp. Tham nhũng kín là trộm cắp, tham nhũng ngang nhiên là trộm cướp! Tất nhiên, để “sâu rễ bền gốc” chăm cho dân hạnh phúc, cũng còn là phải lo cho nước mạnh binh cường, phòng khi có giặc. Do đó mà nhà nước phải quy hoạch, phải thu thuế, phải buôn bán/vay và nợ, lãi và lỗ. Nhưng các sắc thuế, các khoản vay đểu phải chọn, các mức thuế đểu phải lường để hài hòa cả hai việc “dân giàu” và “nước mạnh”. Lãi quá ít hay lỗ nhiều thì nợ công chồng chất, dân khó giàu, nước khó mạnh.

"Kỷ luật một vài người để cứu muôn người", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu bật quan điểm về chống tham nhũng. Trên cương vị Người đứng đầu Đảng, ông luôn thể hiện quyết tâm làm trong sạch bộ máy. Ảnh: TL.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tổn tại và phát triển của Đảng. Theo Người, chỉnh đốn Đảng là làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, làm cho Đảng ta xứng đáng là một Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp cách mạng to lớn của giai cấp và dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đối với vận mệnh, sự sống còn của Đảng và chế độ.

Quán triệt tư tưởng, quan điểm chỉ đạo đó, Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, mang tính chiến lược Năm 2018, Đảng ta tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ, với nhiều kết quả quan trọng trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất là trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc xảy ra từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Theo báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ: Cơ quan điều tra của lực lượng Công an nhân dân đã và đang thụ lý điều tra 427 vụ án, 889 bị can phạm tộị vể tham nhũng (tăng 26,8% vụ, 15,6% bị can so với năm 2017); Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 245 vụ, 585 bị can;Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 200 vụ, 472 bị cáo về các tội danh tham nhũng. Điển hình là các vụ: Vụ án Vũ Quốc Hảo; vụ án Phạm Công Danh; vụ án Hà Văn Thắm; vụ án Đinh La Thăng; vụ án Trịnh Xuân Thanh; vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm); vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc); vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phượng;... Cũng theo báo cáo của Chính phủ, đã có 56 người đứng đầu các cơ quan, đơn vị bị xử lý hoặc đang được xem xét, xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó có 5 người bị xử lý hình sự, 45 người bị xử lý kỷ luật và 6 người đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật.

Kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, suy thoái còn góp phần tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của nước ta tiếp tục có những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực. Dự báo, đến cuối năm, chúng ta có thể hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu hoàn thành vượt mức... Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Những kết quả trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã tạo được dấu ấn tốt, có sức lan tỏa rộng, củng cổ niềm tin của nhân dân đổi với Đảng; không khí dân chủ trong Đảng và trong xã hội ngày càng được phát huy; sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên nhiều, tạo thế và lực mới cho đất nước tiếp tục phát triển với triển vọng tốt đẹp. Tuy nhiên, đất nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặt ra nhiều vấn để mới, yêu cầu mới, phức tạp hơn đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhưng, với quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng, sự nêu gương của cán bộ, đảng viên, sự đồng tình ủng hộ của toàn dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng sẽ tiếp tục giành được thắng lợi mới, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân. Một khi nhân dân đã đặt trọn niềm tin vào Đảng, đó chính là cội nguồn sức mạnh để xây dựng Đảng ta ngày càng vững mạnh thật sự “là đạo đức, là văn minh”

Tại Hội nghị triển khai Đề án ủy quyền và chi trả thu nhập tăng thêm cho CB-VC, Bí thư Thành ủy TP Hổ Chí Minh - ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ, dân số thành phố đông; mỗi CB-VC của thành phố phục vụ khoảng 700 người, cao gấp đôi của cả nước nên khối lượng công việc mỗi CB-VC phải đảm trách là không nhỏ. “Những năm gần đây, năng xuất lao động của thành phố đã cao gấp 2,7 lần mức bình quân của cả nước. Đây là cơ sở để thành phố thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ CB-VC Việc áp dụng thu nhập tăng thêm sẽ tạo động lực để CB-VC làm việc tốt hơn; phát huy tính sáng tạo, góp phẩn đem đến sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp” Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói:

Bình quân mỗi ngày, guồng máy hành chính phải xử lý tới 4.500 hồ sơ, thủ tục nên để phục vụ tốt người dân, DN, chưa kể số cán bộ không chuyên trách cấp phường, xã, hiện TP Hồ Chí Minh có hơn 130 ngàn cán bộ, viên chức (CB-VC)...Đó là thông tin được lãnh đạo thành phố đưa ra để lý giải vì sao địa phương này lại chọn việc chỉ trả thu nhập tăng thêm cho CB-VC và cơ chế phân cấp, ủy quyển làm khâu đột phá sau khi được phép thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù. Bước vào xuân mới Kỷ Hợỉ 2019, quyết tâm đột phá từ nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính của thành phố mang tên Bác đã chính thức vận hành, mở ra nhiều kỳ vọng [3]

Ủy quyền 85 đầu việc để phục nhân dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Sau thời gian xây dựng khung chính sách, Đề án ủy quyền 85 đầu việc cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đã được thành phố chốt thời điểm triển khai vào ngày đầu năm 2019. Môi trường, đô thị, kinh tế, ngân sách, văn hóa - xã hội, khoa học... là các nội dung được UBND thành phố ủy quyền, phân cấp trách nhiệm cho cấp dưới.

Nói về mục đích của việc ủy quyền, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, việc này giúp người dân được đáp ứng các quyền mà pháp luật cho phép tốt hơn; giúp doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc ủy quyền cho các quận huyện, sở ngành, cơ quan đơn vị hành chính sẽ tạo điều kiện cho UBND thành phố tập trung giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp, trọng tâm. Cùng lúc sẽ giúp tăng cường trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc để công việc được giải quyết hiệu quả hơn do những đơn vị này gần dân, sát dân hàng ngày, vấn đề là các  cơ quan, đơn vị hành chính được ủy quyền cần phải nêu cao tinh thẩn chủ động, trách nhiệm; làm sao để đáp ứng được sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Chí Minh ông Lê Thanh Liêm cho rằng, thực hiện ủy quyền và thu nhập tăng thêm vừa là áp lực, vừa là động lực. Do vậy, ngay từ những ngày đầu năm mới, thủ trưởng đơn vị và mỗi CB-VC cần phát huy trí tuệ, trách nhiệm để hoàn thành tốt việc thí điểm cơ chế đặc thù của thành phố. Các quận huyện, sở ngành và cơ quan, đơn vị cần chuẩn bị nhân lực, đáp ứng được yêu cầu về khối lượng và chất lượng công việc được giao sau khi nhận ủy quyền.

Lý giải việc thành phổ chọn chủ để đẩy mạnh cải cách hành chính cho năm mới 2019, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, đây là vấn đề gắn với người dân, doanh nghiệp và đây cũng mà khâu người dân, doanh nghiệp chưa hài lòng. Do vậy, từng cơ quan, đơn vị cần có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và phải xem cải cách hành chính là khâu đột phá trong năm 2019 vì người dân, vì doanh nghiệp. Lãnh đạo thành phố khẳng định, cùng với việc đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, “đầu tàu” kinh tế của cả nước cũng tập trung đẩy nhanh xây dựng chính quyền điện tử; triển khai đề án xây dựng đô thị thông minh gắn với cuộc cách mạng công nghệ 4.0; phấn đấu là địa phương đi đầu của  nước trong triển khai rnạng viễn thông 5G thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Khoan thư sức dân thì đất nước mới mạnh, mới sâu rễ, bền gốc. Phải giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân doanh nghiệp; kiên quyết loại trừ nạn quan liêu, tham nhũng, kể cả tham nhũng vặt. Các cấp, các ngành phải nêu gương trong việc tiết kiệm công quỹ; quyết liệt chống tiêu cực, lãng phí”, chợt thấy lời người xưa/ người trước đang còn “dài” tới tận ngày nay, mà mừng! Nghĩ lại, từ khi Đảng ta và Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “nhóm lò” chống tham nhũng, để lò nóng đến mức “củi tươi cho vào cũng phải cháy” càng thêm mừng! Vì thế là, cuối cùng, cả Đảng, cả Nhà nước ta, cùng với “gốc rễ” đều đã quá “ghét điều dân ghét”-“thủy, hỏa, đạo, tặc”-mà khởi xướng và lãnh đạo việc dẹp “giặc nội xâm”, nhằm “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Ý Đảng, lòng dân khi là một, sức mạnh sẽ vô song, chỉ còn lo việc chọn cách làm và tốc độ, mức độ cho hợp nữa thôi. Mà việc này, cứ hỏi dân là biết.[1]

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Trung Lân“Dân yêu nhất, ghét nhất điều gì”.

2. PGS.TS Trần Quang Liêm “Chỉnh đốn Đảng để Đảng mạnh lên”.

3. Đức Thắng“Bước đột phá cho guồng máy hành chính mở ra nhiều kỳ vọng”.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên giám đốc Sở KH.CNMT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Yêu điều dân yêu, ghét điều dân ghét. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới