Thứ năm, 25/04/2024 23:27 (GMT+7)

Cụ thể hóa quan điểm NQ Đại hội Đảng XIII đối với ngành lâm nghiệp

Lam Vy -  Thứ bảy, 24/04/2021 09:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều 23/4, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị triển khai một số văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan phát triển lâm nghiệp.

Hội nghị được tổ chức nhằm triển khai Nghị định số 27/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050" và Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025".

Về mục tiêu theo Quyết định số 523/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” nhằm xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng, diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; bảo đảm sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Quang cảnh Hội nghị.

Sau 15 năm thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển ngày càng tốt hơn. Năm 2020, tổng diện tích rừng đạt trên 14,6 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, cơ cấu 3 loại rừng đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học và an ninh môi trường.

Đến nay, kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2020 đạt trên 13,2 tỷ USD. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ở vị trí thứ 5 trên thế giới, thứ 2 Châu Á. Dịch vụ môi trường rừng thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, bền vững – trở thành một trong 10 thành tựu nổi vật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Do đó, "Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050" và Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025" cùng với Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn là những văn bản quan trọng tạo hành hang pháp lý, chính sách quan trọng cho lĩnh vực Lâm nghiệp trong giai đoạn tới.

Theo Chiến lược, phấn đấu đến năm 2050, ngành lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao; phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu rộng trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển bền vững đất nước.

Về mục tiêu theo Quyết định số 524/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" là đến hết năm 2025, cả nước trồng được một tỷ cây xanh, trong đó 690 triệu cây trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn (bình quân trồng 138 triệu cây/năm), 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu.

Tại hội nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, triển khai Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050  và Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025" nếu cộng đồng nhận thức đầy đủ thì sẽ triển khai nhanh gọn và hiệu quả.

"Triển khai Chiến lược và Đề án, các đơn vị chức năng phải có tư duy mới, những ý tưởng và sáng kiến mới sẽ tạo ra được sự đột phá trong tăng trưởng. Nếu kế hoạch, chiến lược có tốt đến đâu mà không tập trung quan tâm, bổ sung vào đó những giá trị sáng tạo thì cũng không hiệu quả trong triển khai", Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ ra.

Người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cũng khẳng định: “Chúng ta cần chứng minh với thế giới rằng, Việt Nam sẵn sàng để phát triển một nền lâm nghiệp có trách nhiệm, không chỉ theo đuổi mục tiêu kinh tế mà còn các yếu tố xã hội, môi trường và hòa nhập vào tư duy phát triển chung của thế giới”.

Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược đã quán triệt và cụ thể hóa các quan điểm và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đối với ngành lâm nghiệp. Theo đó, Chiến lược đã đưa ra các mục tiêu, định hướng phát triển, giải pháp nhằm: phát triển lâm nghiệp bền vững trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; hài hòa các mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Hà Công Tuấn nêu rõ mục tiêu: "Đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỉ cây xanh, trong đó 690 triệu cây xanh trồng phân tán ở khu đô thị và vùng nông thôn; 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất, nhằm phần nào bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu".

Ông nhấn mạnh, Thủ tướng đã đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, trong quá trình triển khai thực hiện chúng ta phải nâng cao được nhận thức, ý thức của người dân và cộng đồng, xã hội hóa trồng rừng, trồng rừng đi đôi với chăm sóc, kiểm tra để cây phát triển, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.

Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Hà Công Tuấn phát biểu tại Hội nghị.

Bên cạnh đó, xác định rừng là thành tố quan trọng trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tổng cục Lâm nghiệp tiên phát triển vùng rừng trồng cung cấp nguyên liệu tập trung, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn, trong đó chú trọng đặc biệt đến công tác giống lâm nghiệp.

Tại hội nghị ông Nguyễn Tiến Lâm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cho rằng việc Chính phủ ban hành riêng một Nghị định chuyên đề cho giống cây lâm nghiệp là vô cùng cần thiết, bởi để phát triển kinh tế lâm nghiệp thì cần có chính sách chuyên biệt cho giống cây lâm nghiệp. Đồng thời ông đề xuất, Nhà nước cần có những cơ chế và chính sách chuyên biệt đối với giống cây lâm nghiệp bởi giống trong lĩnh vực lâm nghiệp mất nhiều thời gian sản xuất hơn so với sản xuất giống thông thường trong nông nghiệp. Giống lâm nghiệp không phải 1 năm, 2 năm, 3 năm, thậm chí 10 năm chúng ta có giống mà có những loại giống chúng ta phải 50 năm, 100 năm mới lựa chọn được. Theo đó, các chính sách cần tiếp tục nghiên cứu về:  đất đai, tài chính và nguồn lực và giải quyết vấn đề công nghệ kết nối của giống lâm nghiệp.

 Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp cũng cho rằng phải ưu tiên một cách có trọng điểm cho khâu giống lâm nghiệp. Chúng ta hoàn toàn có thể nhập khẩu công nghệ hiện đại từ nước ngoài để phục vụ sản xuất nhưng phải làm chủ trong lĩnh vực giống lâm nghiệp. Bài học thất bại của cây phong lá đỏ trên đường phố Hà Nội vẫn còn đó, cây nhập về không phù hợp, kết quả là cây chết khô.

Triển khai trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới, ông Trần Quang Bảo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: “Các địa phương, đơn vị cần tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai trồng và bảo vệ cây xanh; trong đó kêu gọi các nhà tài trợ, hợp tác quốc tế triển khai hiệu quả các dự án ODA đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ...”

“UBND các tỉnh, thành phố cần rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định quỹ đất trồng rừng phòng hộ, đất mới trồng rừng sản xuất, đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị; bố trí, lồng ghép ngân sách, nguồn lực từ các chương trình, dự án; chủ động chuẩn bị cây giống có chất lượng để triển khai đề án trồng 1 tỷ cây xanh hiệu quả, chất lượng, ông Trần Quang Bảo nhấn mạnh. 

Bạn đang đọc bài viết Cụ thể hóa quan điểm NQ Đại hội Đảng XIII đối với ngành lâm nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.