Thứ sáu, 29/03/2024 12:37 (GMT+7)

Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Luật sư Trương Xuân Hải -  Thứ hai, 20/03/2023 09:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xin cho hỏi là Cục Hạ tầng kỹ thuật trực thuộc Bộ nào? Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật do ai bổ nhiệm. miễn nhiệm? Cục Hạ tầng kỹ thuật có những nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? - câu hỏi của anh Nghĩa (TP. HCM)

Theo Điều 1 Quyết định 1155/QĐ-BXD năm 2022 quy định Cục Hạ tầng kỹ thuật là tổ chức thuộc Bộ Xây dựng.

Cục Hạ tầng kỹ thuật thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, bao gồm:

- Cấp nước đô thị và khu công nghiệp;

- Thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp;

- Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn; công viên, cây xanh đô thị;

- Chiếu sáng đô thị; nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sĩ) và cơ sở hỏa táng; kết cấu hạ tầng giao thông đô thị;

- Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

- Quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật do Bộ là cơ quan chủ quản hoặc chủ đầu tư theo phân công, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Cục Hạ tầng kỹ thuật có tư cách pháp nhân, có con dấu để giao dịch, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 1155/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức

...

2. Lãnh đạo Cục:

a) Cục Hạ tầng kỹ thuật có Cục trưởng và một số Phó cục trưởng;

b) Cục trưởng và các Phó cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của Đảng, pháp luật và của Bộ Xây dựng;

c) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Hạ tầng kỹ thuật, Cục trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch công tác cho từng giai đoạn, xác định nhu cầu biên chế; xây dựng và ban hành quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân trong Cục và báo cáo Bộ trưởng;

d) Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Theo quy định trên thì Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của Đảng, pháp luật và của Bộ Xây dựng.

tm-img-alt
Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng đón nhận Huân chương Lao động Hạng III năm 2019

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hạ tầng kỹ thuật

Theo Điều 2 Quyết định 1155/QĐ-BXD năm 2022 quy định Cục Hạ tầng kỹ thuật có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt định hướng, chiến lược, đề án, chương trình quốc gia về phát triển hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu quốc gia về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Chủ trì tổ chức thẩm định các quy hoạch thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật các thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại đặc biệt để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Nghiên cứu, soạn thảo trình Bộ trưởng văn bản góp ý đối với đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật các thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại I do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Xây dựng có ý kiến theo quy định.

- Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật theo định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo phân công của Thủ tướng Chính phủ cho Bộ Xây dựng.

- Xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, quy định về phát triển, quản lý vận hành, khai thác, sử dụng, bàn giao hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật.

- Quản lý về dịch vụ hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quy trình kỹ thuật, việc lập và quản lý chi phí, phương pháp xác định giá dịch vụ hạ tầng kỹ thuật.

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kinh doanh nước sạch và thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn; hoạt động kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng.

- Xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quy định việc phân cấp, phân loại đường đô thị; xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng đường đô thị.

- Xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền quy định đánh giá sự phù hợp và khả năng đáp ứng hạ tầng kỹ thuật đối với các dự án đầu tư xây dựng.

- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hạ tầng kỹ thuật.

- Về các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật:

+ Theo dõi, tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và phát triển lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi cả nước; tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;

+ Nghiên cứu, xây dựng để Bộ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ công trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật; hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình hạ tầng kỹ thuật;

+ Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật;

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, soạn thảo trình Bộ văn bản đóng góp ý kiến đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật do các Bộ, ngành, địa phương đề nghị Bộ Xây dựng đóng góp ý kiến theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật; tổ chức tư vấn các hoạt động xây dựng, xúc tiến đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật;

+ Tổ chức vận động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia theo phân công của Bộ trưởng;

+ Hướng dẫn, hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc điều phối, quản lý thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật theo phân công của Bộ trưởng.

Tổ chức triển khai các dự án thí điểm, quản lý các dự án đầu tư, dự án hỗ trợ kỹ thuật hoặc chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, cấp liên vùng, cấp vùng do Bộ Xây dựng là cơ quan chủ quản hoặc chủ đầu tư theo sự phân công của Bộ trưởng;

+ Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ, các dự án sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng, quản lý phát triển phòng thí nghiệm chuyên ngành về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;

+ Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực; các diễn đàn, hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc gia, quốc tế trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật.

- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.

- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ, thực hiện quản lý các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật và của Bộ Xây dựng.

- Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật có quyền:

+ Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ và các địa phương cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các lĩnh vực công tác của Cục;

+ Ký một số văn bản hành chính, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nhân danh Cục trưởng và sử dụng con dấu của Cục theo quy định pháp luật;

+ Được Bộ trưởng ủy quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Cục theo quy định tại Quy chế làm việc của cơ quan Bộ Xây dựng.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.

Bạn đang đọc bài viết Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới