Thứ bảy, 27/07/2024 08:29 (GMT+7)

Gia Lai: Dịch đau mắt đỏ lây lan nhanh trong cộng đồng

Nguyễn Giác -  Thứ ba, 12/09/2023 14:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hơn 1 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai ghi nhân nhiều bệnh nhân bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) đến cơ sở y tế đến khám và điều trị. Thời điểm 5/9 đến nay dịch đau mắt đỏ có dấu hiệu tăng cao.

Theo số liệu từ nghành y tế tỉnh, tại 3 cơ sở gồm Bệnh viện Mắt Cao Nguyên, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia và Trung tâm y tế TP Pleiku mỗi ngày có từ 50-100 trường hợp được xác định mắc bệnh đau mắt đỏ sau khi khám bệnh.

Trong đó, có những ca nhập viện điều trị vì viêm giác mạc cấp. Riêng tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku, số ca bệnh đau mắt đỏ được ghi nhận có dấu hiệu tăng lên từng ngày tính từ thời điểm đầu tháng 8 đến nay. Hiện trung bình 1 ngày đơn vị đơn vị y tế này tiếp nhận gần 100 ca đau mắt đỏ đến khám và điều trị.

tm-img-alt
Các cơ sở điều trị bệnh về mắt tại Gia Lai mỗi ngày tiếp nhận từ 50-100 ca.

Theo nhận định của Ngành y tế tỉnh, bệnh đau mắt đỏ đang bùng phát mạnh và có nguy cơ lây lan cao nhất tại các cơ sở giáo dục. Theo đó, Ngành đưa ra khuyến cáo: Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.


Bệnh đau mắt đỏ dễ mắc và dễ lây qua các đường tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua hô hấp, dịch tiết hay cầm nắm và chạm vào vật dụng bị nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, điện thoại; tay chạm vào miệng, mũi làm rồi đưa lên mắt cũng là nguyên nhân khiến vi trùng xâm nhập vào mắt. Tại nơi đông người, tiếp xúc ở cự ly gần, nơi công cộng, bệnh viện, lớp học cũng là nơi có nguy cơ rất dễ lây bệnh.

tm-img-alt
Người dân cần bổ sung dinh dưỡng với các loại vitamin C, E, A giúp khỏe mắt và tăng đề kháng.

Để phòng ngừa: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch. Trẻ không dụi mắt, không dùng chung vật dụng cá nhân như mắt kính, khẩu trang, khăn mặt, kể cả thuốc nhỏ. Luôn vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý, sát khuẩn thông thường. Hạn chế tiếp xúc người bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh và người mắc bệnh cần thực hiện các biện pháp cách ly, bảo vệ để hạn chế lây bệnh cho cộng đồng. 


Khi bị bệnh người dân cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm. Không tự ý mua thuốc ở quầy dược và tự điều trị để tránh có thể ảnh hưởng đến thị lực sau này. Đồng thời để ngăn ngừa bệnh người dân cần bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, E và omega-3 đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe về mắt.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Dịch đau mắt đỏ lây lan nhanh trong cộng đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vì sao người Nhật không bao giờ vứt giấy vệ sinh vào thùng rác?
Hóa ra giấy vệ sinh đã qua sử dụng của họ không bao giờ được vứt vào thùng rác mà được ném thẳng vào bồn cầu và xả trôi cùng với phân. Hầu hết giấy vệ sinh mà người Nhật sử dụng đ.ều có tính hòa tan, tức là sẽ bị phân hủy bởi nước không có tắc nghẽn.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.

Tin mới

Bài thơ: Lặng thinh... thương
Có một người bước ngang qua đời tôi///Và gửi lại những lời thương tha thiết///Cùng tôi dệt một giấc mơ đẹp tuyệt///Khiến tim tôi khắc đậm một bóng hình

Thương hiệu đồng hành