Thứ bảy, 04/05/2024 16:06 (GMT+7)

Gia Lai: Nhiều công trình thuỷ lợi trăm tỷ vẫn chưa phát huy hết hiệu quả năng lực tưới tiêu

Công Lực -  Thứ sáu, 12/04/2024 11:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Không thể phủ nhận lợi ích to lớn mà những công trình thủy lợi được đầu tư hàng trăm tỷ đồng ở Gia Lai đem lại. Tuy vậy, những công trình này vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả mục đích đầu tư ban đầu, do thiếu hệ thống kênh nhánh dẫn nước vào đồng ruộng.

Người dân cần có kênh nhánh đưa nước vào đồng ruộng

Tại huyện xã Chư Don, huyện Chư Pưh (Gia Lai) hồ chứa nước Plei Thơ Ga được đầu tư xây dựng gần 230 tỷ đồng, quy mô đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước có dung tích chứa trên 10 triệu m3 nước. Sau khi hoàn thành công trình này sẽ cấp nước cho khoảng 620 ha lúa nước và gần 1.000 ha cây công nghiệp. Cùng với đó, công trình này cung cấp nước sinh hoạt cho 19.000 người dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, dự án chỉ xây dựng kênh chính dài hơn 7km, kênh nhánh N2 dài hơn 1km và N4 dài 641m. Hệ thống kênh tưới không được đầu tư mà tận dụng từ kênh của 2 đập dâng đã có từ nhiều năm trước. Trong khi đó, kênh dẫn của 2 đập này khá nhỏ, nhiều đoạn đã xuống cấp, thậm chí thấp hơn mặt ruộng khiến hiệu quả sử dụng thấp. Bởi vậy, dù hệ thống thủy lợi hồ chứa nước Plei Thơ Ga đi vào hoạt động thì cũng mới chỉ cấp nước cho khoảng hơn 200 ha cây trồng, tức chỉ bằng 40% năng lực tưới theo thiết kế ban đầu.

tm-img-alt
tm-img-alt

Hồ chứa nước Plei Thơ Ga (huyện Chư Pưh) cũng chỉ phục vụ nước tưới cho khoảng 200 ha cây trồng, trong khi công suất thiết kế hơn 600 ha.

Theo nhiều người dân nơi đây, dù đã thi công xong hệ thống kênh mương, đường ống ngầm, nhưng chưa có các tuyến kênh cấp 1,2 nên vẫn chưa có nước để phục vụ tưới tiêu. Để có nguồn nước tưới, một số hộ dân phải đào hồ, kéo đường ống rồi dùng máy bơm để đưa nước từ kênh chính vào đồng ruộng hoặc về hồ chứa nước để tích trữ. Nhiều hộ khác không có điều kiện thì chấp nhận để ruộng bỏ hoang hoặc trồng mì vì không cần nhiều nước tưới.

tm-img-alt
tm-img-alt

Hệ thống kênh tưới tại hồ Plei Thơ Ga không được đầu tư mà tận dụng từ kênh của 2 đập dâng đã có từ nhiều năm trước, khiến hiệu quả sử dụng thấp.

Ông Siu Hank (xã Chư Don, huyện Chư Pưh) cho biết: Từ khi xây dựng xong hồ thuỷ lợi ở đây người dân tại xã vẫn sử dụng hệ thông kênh mương cũ từ xưa để lấy nước, hệ thông kênh dẫn tại đây vì đã xây dựng từ lâu nên nhiều chỗ bị xuống cấp, ở gần hồ chứa thì hệ thông kênh dẫn còn dùng được, nhưng càng đi xuống phía hạ du thì mương ngày càng nhỏ, nên nước đi xuống dưới thì bị ít dần. Những tưởng, khi xây dựng hồ thuỷ lợi thì sẽ xây thêm hệ thống kênh mương mới, nhưng đến nay vẫn phải dùng chung hệ thống mương cũ. Nước trên hồ được đưa bằng ống dẫn đến một cánh đồng khác tại xã Ia Phang chứ tại đây người dân vẫn dùng kênh mương cũ.

Tương tự, dự án thuỷ lợi Plei Keo (xã Ayun, huyện Chư Sê) có tổng vốn đầu tư xây dựng 119 tỷ đồng với công suất tưới 500 ha đất nông nghiệp, trong đó đa phần là lúa nước. Tuy nhiên, đến nay công trình này vẫn chưa thể phát tối đa hiệu quả, mới chỉ phục vụ nước tưới cho khoảng hơn 100 ha diện tích lúa của người dân.

Theo nhiều người dân nơi đây cho biết: Hệ thống mương, đường ống dẫn nước tại đây nhiều đoạn nước không thể tự chảy vào ruộng mà phải cần đến máy bơm. Nhiều hộ dân có ruộng tại đây phải dùng máy bơm hoặc tự đấu nối đường ống để dẫn nước từ mương chính vào ruộng, điều này gây khó khăn cho người dân. Nhiều nhà không có điều kiện nên để cho ruộng khô nứt nẻ, chờ khi nào vào mùa mưa có nước rồi mới trồng lúa.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

TạiHồ chứa nước Plei Keo (huyện Chư Sê), nhiều hộ dân có ruộng tại đây phải dùng máy bơm hoặc tự đấu nối đường ống để dẫn nước từ mương chính vào ruộng, điều này gây khó khăn cho người dân.

Đầu tư tiếp tục gần 500 tỷ đồng cho các hồ chứa nước và hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi

Lý giải về sự bất cập này, theo Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai, các dự án thủy lợi phụ thuộc vào nguồn vốn của Trung ương nên khi xin kinh phí đều tập trung để xây dựng phần đập và hệ thống kênh chính. Sau đó, hàng năm dựa vào nguồn vốn của tỉnh để tiếp tục phát triển thêm hệ thống kênh nhánh.

Ông Nguyễn Minh Hà, Chủ tịch UBND xã Chư Don (huyện Chư Pưh) cho biết: Sau khi hoàn thành thủy lợi Plei Thơ Ga đang cung cấp nước xuống đập tràn của hệ thống kênh mương cũ đã được xây dựng trước đó. Hiện nay tuyến kênh chính vẫn đảm bảo nguồn nước tưới cho diện tích cây trồng lúa Đông - Xuân cho bà con xung quanh khu vực gần đó. Ngoài ra, một số hộ gia đình tận dụng nước từ mương thuỷ lợi để canh tác thêm, nhưng những diện tích lúa này không đảm bảo vì phải dẫn nước bằng đường ống tự lắp hoặc dùng máy bơm để bơm nước. Trước đó, HĐND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt chủ trương xây dựng mới hệ thống kênh mương dẫn nước tại hồ thuỷ lợi Plei Thơ Ga, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy triển khai xây dựng.

tm-img-alt

Một số thửa ruộng bị khô hạn, nứt nẻ.

Để tháo gỡ những khó khăn, vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành Nghị Quyết số 236/NQ-HĐND điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng các hồ chứa nước và hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi tại các hồ Ia Rtô, Plei Thơ Ga, Tầu Dầu 2, Plei Keo và đầu tư xây mới hồ chứa nước Cà Tung (huyện Đăk Pơ). Tổng kinh phí đầu tư các dự án trên, khoảng 485 tỷ đồng thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương.

Cụ thể: Hồ chứa nước Plei Keo (huyện Chư Sê) hoàn thiện hệ thống kênh cấp 1 mặt cắt kênh hình chữ nhật, kết cấu bê tông cốt thép có chiều dài khoảng 5.680m, xây dựng đồng bộ các công trình trên kênh. Hệ thống kênh cấp 2 có chiều dài 6.592 m.

Hồ chứa nước Plei Thơ Ga, đối với kênh N2, sẽ kiên cố đoạn kênh hiện trạng là kênh đất dài khoảng 772m bằng bê tông cốt thép đá. Còn kênh chính kiên cố các đoạn kênh đất và mở rộng mặt cắt các đoạn kênh bê tông hiện trạng để đảm bảo dẫn nước tưới cho 420 ha. Trong khi đó, hồ chứa nước Plei Keo sẽ đầu tư tuyến kênh cấp 1 với tổng chiều dài khoảng 6.300m và kênh nội đồng dài 5.200m.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Nhiều công trình thuỷ lợi trăm tỷ vẫn chưa phát huy hết hiệu quả năng lực tưới tiêu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khu công nghiệp trước sức ép "nâng tầm"
Việc chuyển đổi dần từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ khắc phục được những hạn chế về môi trường, mà còn gia tăng chuỗi giá trị và thu hút được dòng vốn đầu tư bền vững.