Thứ tư, 15/05/2024 06:33 (GMT+7)

Hải Dương: Công ty CP Công nghệ Môi trường An Sinh "bức tử" môi trường

PH -  Thứ bảy, 17/09/2022 09:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhà máy xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh gây bức xúc dư luận về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, từ việc đốt rác thải và xử lý chất thải nguy hại…ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Theo đó, thời gian gần đây tòa soạn Môi trường và đô thị Việt Nam liên tục nhận được phản ánh của người dân tại các xã Hoàng Diệu và Hồng Hưng, huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) về việc nhà máy xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh (Công ty An Sinh) trong quá trình hoạt động gây ô nhiễm môi trường, nhưng không được giải quyết triệt để khiến người dân rất bức xúc.

Theo chia sẻ của người dân, nhà máy thường xuyên đốt và xử lý chất thải vào ban đêm có mùi khét, hôi thối khiến người dân không ngửi nổi. Không những vậy nhà máy còn xả thải thẳng ra những cánh đồng chảy vào mương nội đồng có màu vàng quánh mùi như axit làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

tm-img-alt

Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh

Anh Nguyễn Văn N, người dân xã Hồng Hưng bức xúc nói, cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn hoàn toàn từ khi nhà máy xử lý rác thải về đây hoạt động, số người mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản…ngày càng tăng, do hàng ngày phải hít khói bụi, xử dụng nguồn nước ô nhiễm. Trước kia dân phản ánh tình trạng xử lý rác thải nhiều nên công ty đã chuyển việc đốt rác, xử lý chất thải nguy hại vào ban đêm. Công ty đốt rác về đêm nhằm mục đích che mắt chính quyền, xoa dịu dư luận, bởi về đêm mọi người ngủ nên không thấy được khói bụi, mức độ ô nhiễm môi trường. Mỗi buổi sáng thức dậy, các nhà ở đây sân vườn, cây cối… phủ lớp bụi đen kịt.

tm-img-alt

Nhà máy xử lý rác thải của Công ty An Sinh xả thải thẳng ra những cánh đồng chảy vào mương nội đồng, làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Cùng nỗi lo về sức khoẻ, bà Thu xã Hồng Hưng cho biết, nhà máy của Công ty An Sinh hoạt động liền kề khu dân cư, nên người dân phải thường xuyên hứng chịu cảnh ô nhiễm môi trường không khí do khí thải xả ra. Đặc biệt về chiều tối và ban đêm, cột khói nhà máy xả ra khói đen kịt, nồng nặc… khiến các nhà phải đóng kín cửa, nhưng vẫn không tránh được mùi hôi thối. Không những vậy, chất thải nguy hại như: cặn xăng, sơn; dầu mỡ, dung môi không qua xử lý của Công ty còn đổ thẳng ra môi trường. Nước rỉ rác từ chất thải nguy hại rò rỉ ra ngoài ngấm vào lòng đất và ao cá, đất nông nghiệp làm ảnh hưởng lâu dài đến đời sống và sản xuất của người dân. Người dân đang nghi ngờ, Công ty hiện đang chôn lấp chất thải không đúng quy định của pháp luật môi trường, mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ. Kiến nghị, bức xúc dư luận và ô nhiễm môi trường của Công ty gây ra. Các cấp, ban, ngành cần nhanh chóng giải quyết, không thể để mãi tình trạng như hiện nay.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy việc phản ánh của người dân hoàn toàn có cơ sở, bởi không chỉ vào đêm Công ty môi trường An Sinh mới xử lý rác thải, mà ngay cả ban ngày cột khói của Công ty này cũng xả khói đen kịt cả một vùng trời, mùi khét từ luồng khói toả ra rất khó ngửi. Đi xung quanh nhà máy cho thấy nước rỉ rác chảy ra mương nội đồng của người dân có màu vàng quánh, mùi hắc giống axit pha loãng sủi bọt màu trắng, nhiều hoa màu ở quanh chết khô…!?

tm-img-alt
tm-img-alt

Nước rỉ rác rò rỉ ra ngoài ngấm vào lòng đất và ao cá, đất nông nghiệp

Qua trao đổi với ông Lê Đình Dũng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lộc, ông Dũng cho biết: "Cái này là doanh nghiệp An Sinh xử lý rác thải nguy hại do trên tỉnh trực tiếp kiểm tra, quản lý và giám sát. Trên tỉnh cũng thường xuyên kiểm tra quan trắc, khói bụi, đo đạc...Chúng tôi cấp huyện thì không thể làm được những việc đó, còn về phản ánh của người dân thì hiện tại chúng tôi chưa nhận được”. 

Phóng viên liên hệ trao đổi với ông Vũ Mạnh Tưởng, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương về tình trạng rò rỉ chất thải từ nhà máy xử lý rác thải của Công ty An Sinh ra môi trường mà đang được người dân xung quanh phản ánh. Ông Tưởng thông tin cho hay: “Tôi tổng hợp thông tin để báo cáo lãnh đạo, đoàn kiểm tra thì kiểm tra các đơn vị xử lý chất thải nguy hại. Công ty An Sinh hoạt động do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và hiện tại Công ty đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra về việc hoạt động xử lý chất thải của đơn vị và Bộ đang thanh tra, chưa có kết luận".

Việc ghi nhận thông tin phản ánh về rò rỉ chất thải thẩm thấu ra môi trường, cũng như hoạt động xử lý rác thải gây ảnh hưởng đến đời sống người dân và môi trường của công ty thì không thấy ông Tưởng thông tin tiếp nhận báo cáo.

tm-img-alt

Nước thải của nhà máy có màu vàng quánh, mùi hắc giống axit pha loãng sủi bọt màu trắng

Phóng viên đã liên hệ làm việc với Công ty An Sinh về phản ánh của người dân và công tác xử lý, qua liên hệ nội dung bằng gmail và trao đổi với ông Hà Văn Tĩnh, Phó Giám đốc Công ty An Sinh nhưng khi tiếp nhận thông tin thì đùn đẩy không phản hồi và cho kiểm tra, xử lý.

Thiết nghĩ, không thể vì kinh tế công nghiệp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mà hủy hoại môi trường, cần phải có biện pháp xử lý quyết liệt của các cơ quan ban nghành, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các đơn vị thanh tra, UBND tỉnh Hải Dương cần chỉ đạo thanh tra, tham mưu để có biện pháp xử lý triệt để.

tm-img-alt

Chất thải nguy hại như cặn xăng, sơn, dầu mỡ, dung môi không qua xử lý của Công ty còn đổ thẳng ra môi trường

Theo tìm hiểu PV được biết, vào cuối tháng 7/2021, Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh đã từng bị cơ quan truyền thông bêu tên trong việc đổ trộm chất thải ở Thái Bình gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cụ thể: Công ty Cổ phần công nghệ môi trường An Sinh lấy chất thải từ Công ty TNHH Nittoku Việt Nam, tại Cụm công nghiệp Thi Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam sau đó đưa về đổ trộm tại thôn Thái Hạc, xã Việt Thuận, huyện Vũ  Thư, tỉnh Thái Bình.

Qua làm việc, đại diện Công ty TNHH Nittoku Việt Nam cũng khẳng định theo hợp đồng thì Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh nhận xử lý chất thải cho Công ty Nittoku Việt Nam tại địa chỉ ở Hải Dương chứ không phải đưa đi xử lý ở Thái Bình.

Ngay sau khi vụ việc được thông tin, Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 2162/TCMT-MTMB gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định và Thái Bình xác minh, kiểm tra làm rõ việc đổ trộm chất thải ra môi trường và xử lý nghiêm đối với những đơn vị liên quan. Tuy nhiên, sau đó vụ việc lại bị "chìm xuống" một cách khó hiểu, khiến dư luận băn khoăn.

Được biết, Công ty Cổ phần Công nghệ môi Trường An Sinh được Tổng Cục Môi trường cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại (CTNH). Theo đó, giấy phép hành nghề quản lý CTNH của Công ty Môi trường An Sinh có Mã số QLCTNH:1-2-3-4.024.VX và được phép xử lý 327 mã chất thải.

Trước những phản ánh của người dân xã Hoàng Diệu, Hồng Hưng đề nghị chính quyền địa phương, các sở, ban nghành tỉnh Hải Dương sớm vào cuộc kiểm tra xử lý những vi phạm của Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường An Sinh (nếu có) nhằm trả lại môi trường sống trong lành cho người dân.

 Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin !

Kỳ 2: Bất ổn xoay quanh hoạt động của nhà máy xử lý rác thải Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường An Sinh !

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Công ty CP Công nghệ Môi trường An Sinh "bức tử" môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thi hành kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng
Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH
Bài thơ: Cảm ơn người
Cảm ơn người vì đã đến bên ta////Đã sưởi ấm tim ta trong phút chốc ///Rồi rời đi bỏ lại ta đơn độc///Giữa biển đời lạc lõng đầy dối gian
Bắc Giang: Chặn thực phẩm “bẩn” từ gốc
Thực phẩm là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao song trên thị trường xuất hiện không ít sản phẩm mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Dù nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm đã bị lực lượng chức năng xử lý song tình trạng này vẫn diễn ra ở nhiều nơi.